“We Are History”: Tình trạng khẩn cấp về khí hậu qua lăng kính nghệ thuật toàn cầu
Mỗi chúng ta đều là một bản ghi về tất cả những gì đã diễn ra để dẫn đến khoảnh khắc hiện tại này. Đây là nguyên lý đằng sau “We Are History”, một triển lãm nhóm tại Terrace Rooms, Somerset House.
Triển lãm do Ekow Eshun giám tuyển, kết hợp giữa lịch sử và bản đồ học để truy tìm nguồn gốc tình trạng khẩn cấp về khí hậu đương đại từ các hệ thống đồn điền và thuộc địa thế kỷ 15.
Triển lãm không chỉ gợi mở chúng ta nhìn lại quá khứ, mà còn nới rộng tầm nhìn thêm vì nó xem xét quan điểm của các cộng đồng bên ngoài Bắc toàn cầu. Diễn ra trùng với Hội chợ nghệ thuật đương đại châu Phi 1-54, “We Are History” trình bày ý tưởng của 11 nghệ sĩ, mỗi người đều có mối liên hệ cá nhân với các quốc gia ở Caribê, Nam Mỹ và châu Phi, cùng nhau tạo thành một tài liệu quan trọng về lịch sử, cộng đồng và sự mong manh của tự nhiên.
Tình trạng khẩn cấp về khí hậu qua lăng kính nghệ thuật toàn cầu
Được sáng tạo sau cơn bão Dorian, thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất trong lịch sử Bahamas, những video của Alberta Whittle đề cập bối cảnh thời tiết thay đổi ở Caribe như một phần di sản của chế độ nô lệ và sự can thiệp của châu Âu tại khu vực, khám phá những tác động lên hệ thực vật, hệ động vật và các dân tộc.
Tương tự như vậy, bộ phim The Sea is History của Louis Henderson phê bình lịch sử thuộc địa châu Âu bằng cách phỏng theo bài thơ cùng tên của Derek Walcott trong một tác phẩm có Lago Enriquillo, hồ nước mặn ở Cộng hòa Dominica thường bị lũ lụt do nhiệt độ nước biển tăng nhanh.
Jennifer Allora và Guillermo Calzadilla nêu bật những thiệt hại về địa lý của Puerto Rico trong suốt 60 năm bị quân đội Hoa Kỳ chiếm đóng. Bộ đôi nghệ sĩ này đã chụp ảnh những cây cọ được sử dụng làm điểm đánh dấu cho các bãi xử lý chất thải nguy hại và phủ lên hình ảnh bằng các bản in màn hình mực đen để làm mờ và làm hỏng sự hài hòa tự nhiên của khung cảnh.
Bộ đôi nghệ sĩ Mazenett Quiroga khám phá việc sử dụng các nguồn tài nguyên trên khắp các nền văn hóa và lập bản đồ vòng đời của những nguồn tài nguyên này từ thế giới tự nhiên đến giai đoạn kinh tế toàn cầu hóa trong cuộc sống ngày nay. Báo đốm chiếm vị trí trung tâm như một loài động vật mang tính thể chất và tinh thần quan trọng trong hầu hết các nền văn hóa Mỹ bản địa, và giờ đây, môi trường sống của chúng đang bị đe dọa nghiêm trọng do khai thác khoáng sản ở vùng Amazon thuộc Colombia.
Tác phẩm mới của Shiraz Bayjoo xem xét cuộc sống hiện tại và tương lai của những người dân bản địa ở Ấn Độ Dương. Sử dụng tài liệu lưu trữ về những người không rõ danh tính, những câu chuyện chưa kể cùng với các tác phẩm gốm sứ, điêu khắc và dệt may, Bayjoo tìm cách tái tôn vinh các dân tộc và cộng đồng này đồng thời công nhận vị trí của họ trong lịch sử.
Otobong Nkanga đã kết hợp ý nghĩa văn hóa của hạt kola ở Nigeria trong việc nó được tiêu thụ hóa và phát triển mạnh trên thị trường toàn cầu do từng là thành phần quan trọng của Coca-Cola.
Những bức ảnh khổ lớn của nhiếp ảnh gia Zineb Sedira là những lời than thở đẫm thi ca về sự xóa sổ và đổ nát, tập trung vào sự di chuyển xuyên đại dương và thương mại giữa Pháp và Algeria.
Tác phẩm của Malala Andrialavidrazana cũng xem xét sự chuyển động cũng như mối quan hệ giữa truyền thống và toàn cầu hóa. Các bản in khổ lớn của cô gợi nhớ đến các bản đồ truyền thống, được tô điểm bằng các biểu tượng dễ nhận biết về quốc gia, nền kinh tế và quá khứ gần đây, chẳng hạn như tiền giấy và tem.
Caroline Caycedo tìm đến Colombia, Mexico và Brazil để ghi lại những tác động của việc xây đập lên các cộng đồng và cảnh quan xung quanh trong một cuốn sách dài chứa đựng hình ảnh, bản đồ, bài thơ, ảnh vệ tinh và tài liệu nghiên cứu. Nghệ sĩ truyền tải những ảnh hưởng cấu trúc quyền lực của công ty, sản xuất hàng loạt và tác động của cộng đồng địa phương.