Mưa trong hội họa Nhật Bản: Thanh bình và hoài cổ
Mặc dù thời tiết Nhật Bản khá đa dạng theo vị trí địa lý nhưng lượng mưa dồi dào vẫn là một hiện tượng phổ biến hàng năm trên khắp “xứ sở hoa anh đào”. Mùa gió mùa còn được gọi là tsuyu với đặc trưng là những trận mưa lớn vào mùa hè trong khoảng 6 tuần (từ tháng 6 đến tháng 7). Mùa bão hoặc taifu thường xảy ra vào mùa Thu, kèm theo một trận mưa như trút nước.
Cũng giống như nhiều nền văn hóa nông nghiệp khác, mưa được coi là điềm may cần thiết. Ngôn ngữ Nhật có nhiều từ ngữ để mô tả các loại mưa khác nhau. Nhiều bài thơ ra đời ca ngợi tầm quan trọng của mưa từ góc độ văn hóa, và truyền thống nghệ thuật cũng mô tả cảm xúc này dưới dạng tranh khắc gỗ.
Ukiyo-e hay tranh khắc gỗ truyền thống chủ yếu bắt nguồn từ thời Edo. Mưa là một chủ đề quen thuộc thường được nhiều nghệ sĩ ukiyo-e ưa chuộng sáng tác vào khoảng thế kỷ 19. Họ đã phát triển nhiều kỹ thuật chuyên biệt khác nhau để khắc họa sự đa dạng và thi vị của mưa. Những tác phẩm có độ chi tiết cao này gợi lên một cảm giác hoài cổ, thanh bình, buồn vui lẫn lộn. Dưới đây là một số nghệ sĩ đáng chú ý.
1/Utagawa Hiroshige
Utagawa Hiroshige là một họa sĩ vẽ tranh phong cảnh đáng kính, được biết đến qua những tác phẩm giàu chi tiết tinh tế, trong đó có nhiều tác phẩm về mưa. Ông không chỉ nổi tiếng ở Nhật Bản mà còn nước ngoài.
Hiroshige được mệnh danh là “thi sĩ mưa”. Màu xanh Prussian còn được gọi là “Hiroshige Blue” vì nó được sử dụng rộng rãi trong các tác phẩm của ông. Được biết, ông đã truyền cảm hứng cho phong trào Japonisme – chỉ sự ảnh hưởng của nghệ thuật, văn hoá và thẩm mỹ Nhật Bản vào khoảng những năm 1800 đến châu Âu và đồng thời tác động đáng kể đến trường phái ấn tượng.
Hiroshige đã sáng tác hai chuỗi tác phẩm khắc gỗ cực kỳ nổi tiếng là Fifty-three Stations of the Tōkaidō và One Hundred Famous.
2/Hasui Kawase
Hasui Kawase được biết đến với những bức tranh miêu tả phong trào shin-hanga hay trào lưu tranh in mới mô tả các chủ thể hoài cổ của Nhật Bản theo phong cách phương Tây. Kawase đã sử dụng các tông màu lặng để tạo ra bầu không khí yên bình tĩnh tại. Ông được biết đến nhiều nhất với những cảnh tuyết, mưa và màn đêm ngoạn mục.
Kawase đã được quốc tế ca ngợi trong sự nghiệp xuyên suốt 40 năm của mình. Thật không may, phần lớn tác phẩm của Kawase đã bị phá hủy trong một trận động đất kinh hoàng vào năm 1923. Một số tác phẩm khác may mắn đã được lưu giữ trong các viện bảo tàng và bộ sưu tập tư nhân trên khắp thế giới. Năm 1956, để ghi nhận sự nghiệp xuất sắc của mình, Hasui đã được Chính phủ Nhật Bản phong là “Living National Treasure”.
3/Tsuchiya Koitsu
Tsuchiya Koitsu đã theo học sư phụ Kobayashi Kiyochika thuộc trường phái ukiyo-e trong 19 năm dài. Các tác phẩm ban đầu của ông mô tả chiến tranh Trung-Nhật. Tuy nhiên, một cuộc gặp gỡ tình cờ với nhà xuất bản Watanabe Shozaburo vào năm 1931 đã thay đổi con đường sự nghiệp của ông, từ đó, ông tập trung vào các bản in phong cảnh được mô tả theo phong cách shin-hanga.
Những tác phẩm quyến rũ thể hiện khả năng ánh sáng và bóng tối bậc thầy của ông đã mang đến cho khán giả toàn cầu cái nhìn bất ngờ về vẻ đẹp Nhật Bản.
4/Torii Kiyonaga
Torii Kiyonaga, ban đầu được biết đến với cái tên Sekiguchi Shinsuke, là một nghệ sĩ Nhật Bản đáng kính của phong trào Ukiyo-e. Ông đã ghi dấu ấn truyền thống bằng những tác phẩm tượng hình khéo léo thể hiện sự hiểu biết thấu đáo của mình về cơ thể con người. Chúng mô tả những người phụ nữ xinh đẹp với đường nét thanh tú được đặt trong bối cảnh lý tưởng hóa, thường được tô điểm bởi những công trình kiến trúc vĩ đại và cảnh quan tuyệt đẹp.
5/Utagawa Hiroshige II
Vốn dĩ tên khai sinh của ông là Suzuki Chinpei, tên mới này thừa kế từ tên cha vợ và cũng là chủ nhân của ông. Tác phẩm của Hiroshige II gần giống với tác phẩm của cha vợ Utagawa Hiroshige về chủ đề và phong cách, nên thường bị các chuyên gia và học giả nhầm lẫn.