ART & CULTURE

Kiến trúc Lina Bo Bardi: Vũ điệu hiện đại làm sống dậy mọi giác quan

Oct 07, 2020 | By Trang Ps

“Kiến trúc và tự do kiến trúc trên hết là một vấn đề xã hội phải được nhìn nhận từ bên trong một cấu trúc chính trị, chứ không phải bên ngoài nó.” – Lina Bo Bardi.

Triển lãm kiến trúc Lina Bo Bardi của The Graham Foundation. Ảnh: The Graham Foundation

Thiết kế vượt thoát sự đóng khuôn trên giấy và màn hình. Thiết kế được tạo ra và có tính xây dựng trong thực tế. Thông qua quá trình này, thiết kế không dừng lại ở khái niệm hay triết lý, mà đó là “sự sống” có chức năng cải thiện cuộc sống của chúng ta. Kiến trúc và con người, ấy là một cuộc đối thoại xuyên suốt, diễn ra từng khoảnh khắc dù chỉ là chớp mắt.

Kiến trúc sư kiêm nhà thiết kế Ý Lina Bo Bardi (1914 – 1992) thấu hiểu rằng sự tương tác của con người mới mang đến ý nghĩa cho thiết kế. Chính vì vậy, toàn bộ công trình của người phụ nữ này đều đặt con người vào vị trí trung tâm. Những sáng tạo đầy sức sống của bà được truyền cảm hứng từ sự tương tác giữa con người với con người, con người với thiên nhiên, không gian công cộng lẫn riêng tư.

Kiến trúc Lina Bo Bardi: Vũ điệu hiện đại làm sống dậy mọi giác quan

Lina Bo Bardi | Biography & works | Collectible design at Casati Gallery

Sinh ra ở Rome vào năm 1914, những năm đầu đời của Bo Bardi gắn liền với sự trỗi dậy của chủ nghĩa phát xít Ý. Quá trình học tập tại Đại học Rome, những đắm chìm trong các công trình di tích cổ kính của thành phố hay các nguyên tắc duy lý được áp dụng vào những năm 1930 ở Ý có ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng nữ kiến trúc sư.

Vào năm 1940, do bị thu hút bởi giới kiến trúc quốc tế và một Milan tiến bộ, bà đã chuyển lên phía bắc và trải qua những năm chiến tranh với tư cách là biên tập viên, nhà thiết kế đồ họa, làm việc cùng Gio Ponti và những người khác. Chính tại Milan, bà đã gặp chồng tương lai – Pietro Maria Bardi, một nhà sưu tập kiêm nhà báo lớn hơn bà 14 tuổi. Tuy nhiên, vì cuộc chiến quá khốc liệt và tàn phá, Bo Bardi cùng chồng đã tìm đến Nam Mỹ như một nơi dừng chân mới để phát triển hoạt động nghệ thuật và giám tuyển. Trong đó, những công trình kiến trúc độc đáo phản ánh sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa hiện đại Brazil đã nhanh chóng đưa đất nước này nằm trọn trong tầm ngắm của cặp đôi.

Casa de Vidro (1949–52),

Bo Bardi từng viết rằng: “Brazil là một đất nước không tưởng! Mọi thứ đều có thể. Tôi cảm thấy hạnh phúc khi Brazil không hề có đổ nát.” Điều đó không có nghĩa Brazil không tồn tại chủ nghĩa chính trị riêng, chẳng qua là, chính phủ không chính thức quảng bá công trình của Lucio Costa và Oscar Niemeyer như ngôn ngữ kiến trúc được lựa chọn cho quốc gia đang phát triển nhanh chóng. Phải mất vài năm để Bo Bardi đánh giá đầy đủ ý nghĩa của quyền bá chủ kiến trúc này, nhưng chủ nghĩa hiện đại đầy tinh tế của bà vẫn chưa thể cạnh tranh với khả năng tạo dáng đầy tự tin của Niemeyer và các đồng nghiệp của ông. Điều này giải thích tại sao công trình của bà lại ít được đánh giá cao bên ngoài Brazil cho đến thời gian gần đây.

Mặc dù hơi muộn màng nhưng cuối cùng, Bo Bardi đã được công nhận là một trong những nữ kiến trúc sư giỏi nhất của thế kỷ 20.

Spotlight: Lina Bo Bardi | ArchDaily

SESC Pompeia (1977–86)

Trong số 20 công trình đã hoàn thành của Bo Bardi, có ba dự án ở São Paulo, cách nhau gần một thập kỷ: Casa de Vidro (1949–52), MASP (Museu de Arte de São Paulo, 1957–68), và Trung tâm giải trí SESC Pompeia (1977–86).

Được thiết kế cho chính bà và chồng, Casa de Vidro là công trình đầu tiên của Bo Bardi, nhưng đã tiết lộ mầm mống triết lý thiết kế về sau của bà. Dựng đứng trên 10 cột trụ trông có vẻ mảnh mai ở vùng ngoại ô São Paulo, ngôi nhà nổi bật với không gian bốn bề cửa kính và phản ảnh âm hưởng vật liệu kiến trúc nông thôn Brazil. Ngôi nhà cho thấy mối quan hệ về xã hội và môi trường của Bo Bardi. Rừng nhiệt đới đã được trồng lại xung quanh ngôi nhà, độ bao phủ tạo ra hiệu quả đáng kể.

Casa de Vidro (1949–52)

Nhiếp ảnh gia Leonardo Finotti lần đầu tiên ghé thăm công trình này đã chia sẻ: “Điều khiến tôi ấn tượng về ngôi nhà là bộ sưu tập các tác phẩm nghệ nghệ thuật. Khắp nơi tràn ngập tính chiết trung giữa văn hóa vùng cao và thấp, thế giới cũ và mới. Họ đến Brazil mà không hề có định kiến gì về văn hóa của chúng tôi. Thay vào đó, họ quan tâm đến việc tiếp thu văn hóa địa phương, cho dù đó là nghệ thuật châu Âu hay hàng thủ công dược tìm thấy ở ngoại vi Bahia.” Vài năm sau khi Lina qua đời (1992), chồng bà đã tặng lại Casa de Vidro như một điểm quảng bá nghệ thuật và văn hóa Brazil.

São Paulo Museum of Art - Wikipedia

São Paulo Museum of Art (MASP) / Lina Bo Bardi

Một trong những dự án tiêu biểu trong sự nghiệp của Bo Bardi là SESC Pompeia Leisure Center (Trung tâm Giải trí SESC Pompedia). Nhờ một sự hỗ trợ, bà tiếp cận công trình theo tính nhân đạo để thiết kế một trung tâm cộng đồng ở quy mô khu phố. Dự án liên quan đến việc chuyển đổi khoảng 19 lán công nghiệp từ một nhà máy thùng thép bỏ hoang những năm 1930 thành trung tâm cộng đồng. Đối với điều này, bà đã thiết kế hai tháp bê tông mới, nơi chứa các cơ sở thể thao và tạo thành điểm mốc đô thị ở chu vi phía đông bắc của khu đất. Tại SESC Pompeia, bà làm dịu chủ nghĩ thô mộc (Brazilian Brutalism) bằng những ô cửa trữ tình và vật liệu địa phương.

Vào cuối những năm 1950, Bo Bardi bắt đầu một thời gian dài sống và làm việc tại Salvador, một thành phố nghèo khó nhưng giàu văn hóa ở bang Bahia, đông bắc nước này. Kinh nghiệm của Bo Bardi ở Bahia đã thay đổi các triết lý chính trị lẫn thẩm mỹ của bà. Các ví dụ về kiến trúc lịch sử và bản ngữ của khu vực đã phát sinh quá trình thiết kế được dẫn dắt bởi các trách nhiệm xã hội và đạo đức. Bo Bardi cam kết tạo ra kiến trúc độc đáo mang tính Brazil nhưng thiết kế đơn giản hơn và làm từ những vật liệu địa phương, bà gọi đó là “Arquitetura Povera” (kiến trúc “nghèo nàn” hay đơn giản). Trong suốt những năm 1980, bà dẫn đầu trong các dự án bảo tồn và trùng tu ở trung tâm lịch sử Salvador, bao gồm House of Benin (không gian triển lãm và trưng bày bộ sưu tập nghệ thuật) và Misericórdia Hill (một con đường lịch sử cực kỳ dốc).

Catavento Museum, São Paulo

Kiến trúc của Bo Bardi không tĩnh, đúng hơn là tiết lộ cho chúng ta về một quá trình năng động giữa các tương tác và mối quan hệ. Đó là cuộc đối thoại, đối thoại với người dùng, cư dân và môi trường xung quanh. Vì thế, công trình của bà chưa bao giờ là lạc lõng. Lina Bo Bardi từng nói rằng: “Thời gian tuyến tính là một khái niệm của phương tây, nhưng thực tế, thời gian không tuyến tính, nó là một mớ hỗn độn kỳ diệu mà tại bất cứ thời điểm nào, các điểm có thể được lựa chọn và các giải pháp được phát minh không có đầu không có cuối.”

Các tòa nhà có khả năng trò chuyện bắt nguồn từ cách thức tiếp cận triết học của bà với không gian. Bà loại bỏ hệ thống phân cấp tổ chức như tuyến đường, không gian chuyển tiếp, vị trí liền kề của quy mô, vật liệu và sự kết hợp giữa đời sống thực vật lẫn hình dạng xây dựng. Tất cả đều trở nên vô cùng quan trọng, thu hút mọi người chiêm ngưỡng và thụ hưởng. Tất cả như đang ở trong một vũ điệu gợi cảm và đầy lôi cuốn, từ đó mà các giác quan được đánh thức đầy huyền bí và ảo diệu.


 
Back to top