KTS Kengo Kuma: Cuộc đối thoại giữa kiến trúc và nhân loại
“Chúng tôi có thể học hỏi từ truyền thống nhưng không quan tâm đến phong cách kiến trúc. Vì phong cách là khuôn mẫu, là một hình thức phân cấp. Khi hệ thống phân cấp mất đi, phong cách sẽ mất đi. Thay vì đó, chúng tôi quan tâm đến cuộc đối thoại giữa kiến trúc và nhân loại,” – Kiến trúc sư lừng danh Kengo Kuma thẳng thắn chia sẻ.
Kengo Kuma (08/08/1954) bắt đầu sự nghiệp với công trình nhà tắm công cộng khiêm tốn tại một thị trấn nhỏ ở Nhật Bản. Nhưng giờ đây, ông được mệnh danh là kiến trúc sư tên tuổi với gần 300 nhân viên, 600 công trình được xây dựng và đạt mức doanh thu khủng trên toàn cầu. Một trong những tuyệt tác kiến trúc vĩ đại phải kể đến Founders’ Memorial, dự án lớn tưởng niệm những người sáng lập quốc đảo Singapore.
Kengo Kuma sinh ra tại thủ đô Tokyo. Mới 10 tuổi, ông đã được cha dẫn đến xem Sân vận động Quốc gia Yoyogi do kiến trúc sư Kenzo Tange thiết kế, nổi bật với những đường dốc và thiết kế mái nhà tượng trưng thời hậu chiến của một đất nước đang phát triển. Công trình ấy đã khơi dậy trong lòng Kuma mong muốn trở thành một kiến trúc sư trong tương lai.
Nửa thế kỷ sau, vào năm 2015, đề xuất Sân vận động Quốc gia Mới của Kuma đã được chấp thuận. Sân vận động 60.000 chỗ ngồi, được hoàn thành vào tháng 11 năm ngoái. Theo kế hoạch, đó sẽ là nơi diễn ra Thế vận hội mùa hè 2020, nhưng vì sự bùng phát đại dịch Covid-19, sự kiện đã bị trì hoãn.
Kuma tốt nghiệp Đại học Tokyo vào năm 1979. Sau vài năm làm việc cho một công ty xây dựng lớn, ông dành một năm làm học giả thỉnh giảng tại Đại học Columbia, nơi mang đến cho ông cơ họi gặp gỡ một số kiến trúc sư hàng đầu của Mỹ vào thời đó, bao gồm Philip Johnson và Frank Gehry. Họ đã để lại ấn tượng lâu dài đối với ông, nhưng Kuma tin rằng ngài Hiroshi Hara, giáo sư kiến trúc của ông ở Tokyo, mới là nguồn cảm hứng và ảnh hưởng mãnh liệt nhất.
Tìm con đường riêng
Đầu những năm 1980, Kuma từng cùng Hara thực hiện chuyến nghiên cứu dài 2 tháng tại châu Phi. Hành trình ấy đã thuyết phục Kuma về lợi ích của việc sử dụng những vật liệu bản địa, kỹ thuật xây dựng đơn giản và đồng cảm với môi trường hơn là áp đảo nó.
Vào thời điểm ấy, ông không có hứng thú với chủ nghĩa hiện đại Nhật Bản của Kenzo Tange hay Kisho Kurokawa, và đồng thời không quan tâm đến tòa nhà truyền thống của Nhật vì trông quá hoài cổ. Giáo sư Hara đã chỉ cho ông lựa chọn thứ 3, không phải chủ nghĩa hiện đại hay truyền thống, mà là tòa nhà địa phương của những ngôi làng.
Kuma được ví là kiến trúc sư di động. Ông ghé thăm nhiều nơi trên toàn thế giới, tiếp thu các nền văn hóa khác nhau và tìm kiếm các dự án uy tín từ Dallas đến Dundee, từ Sydney đến Sao Paulo. Giờ đây, ông là cố vấn nổi tiếng của sinh viên tốt nghiệp tại đại học Tokyo, đồng thời giám sát các dự án nghiên cứu tại đó. Ông luôn khuyên các sinh viên trẻ nên du lịch đến các địa điểm mới. Trong đó, sa mạc Sahara đã mang đến cho Kuma nhiều gợi ý tuyệt vời về kiến trúc tương lai.
Đọc sách không mang lại nhiều ý tưởng lớn như đi bộ. Bằng cách du lịch, chúng ta có thể chạm vào vật liệu, cảm nhận chúng và cảm nhận về quy mô.
Vào những năm 1980, sự bùng nổ kinh tế Nhật Bản đã khiến kiến trúc lãnh thổ đặc trưng bởi các tòa nhà bê tông, thép và kính, được thiết kế bởi các thế hệ học viên lành nghề như Arata Isozaki, Fumihiko Maki, Tadao Ando và Tyo Ito. Ông Kumo thành lập Spatial Design Studio vào năm 1987 và thực hiện nhiều công trình vào năm 1990, trong thời kỳ đỉnh cao của nền kinh tế bong bóng Nhật Bản.
Ông cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng hậu hiện đại lan rộng và những tuyên bố kiến trúc vĩ đại. Khi còn là kiến trúc sư trẻ tuổi, ông đã thiết kế tòa nhà M2 (1991) ở Tokyo, nổi bật với phòng trưng bày xe hiện đại, cột Ionic khổng lồ đặc trưng ở vị trí trung tâm. Một bài báo của New York Times năm 2018 đã mô tả tòa nhà là “khổng lồ và hoành tráng”.
Sau thời kỳ kinh tế bong bóng, ông quay về vùng nông thôn Nhật Bản và khám phá tiếng gọi bên trong mình với tư cách là một kiến trúc sư. Ông bắt đầu quan niệm rằng các tòa nhà theo chủ nghĩa hiện đại đôi khi phá hủy môi trường, đồng thời hướng sự quan tâm sang phong cách kiến trúc Frank Lloyd Wright và biệt thự Katsura (khu nhà ở và khu vườn hoàng gia vào thế kỷ 17). Từ đó, ông nỗ lực tạo ra mô hình xây dựng mới ở Nhật Bản, nhưng vẫn cần thêm thời gian để tìm kiếm giải pháp. Chỉ sau những năm 1990, ông mới thành công.
Tầm nhìn xa hơn
Tại thị trấn nhỏ Yusuhara, trên đảo Shikoku ở phóa Nam tình Kochi, Nhật Bản, ông đã tự học và thực hành với các vật liệu địa phương và kỹ thuật truyền thống. Cùng lúc đó, ông dành thời gian nhiều hơn với những người thợ thủ công địa phương ở khu vực bị tàn phá nặng nề. Trong ba thập kỷ qua, ông đã tập trung chủ yếu vào gỗ, với sự giao thoa giữa truyền thống và đổi mới.
Với 5 tòa nhà trong thị trấn, bao gồm khách sạn Kumo-no-Ue-no (1996), Town Hall (2006), và Bảo tàng Wooden Bridge (2010) – Yusuhara (pop. 3,600), phục vụ như triển lãm kiến trúc nhỏ của Kuma. Thiết kế thẩm mỹ và mục tiêu của ông hướng đến sự hòa hợp với môi trường, tiếp thêm năng lượng cho khu vực. Đối với ông, khi lấy môi trường làm trung tâm, thiết kế sẽ giúp con người đến gần hơn với thiên nhiên.
Những nỗ lực của Kuma nhằm giúp con người thoát khỏi sự tù túng và ngột ngạt của những chiếc hộp bê tông. Và ông cho phần lớn kiến trúc của thể ký 20 là động lực chính để ông thay đổi và hướng đến điều tốt đẹp nhất. Cuộc khủng hoảng môi trường là mối quan tâm kiến trúc lớn nhất của ông, mà trong đó, vật liệu chính là chìa khóa giải quyết vấn đề.
Tình yêu thủy chung với gỗ
Người đàn ông trong dáng hình thấp bé có một tình yêu son sắt với gỗ, một vật liệu nổi bật trong thiết kế Sân vận động Quốc gia mới (New National Stadium). Dự án được thực hiện cùng một nhóm xây dựng lớn, là chủ đề được xem xét kỹ lưỡng và không có chút tranh cãi nào sau khi nó được chọn để thay thế một thiết kế của Zaha Hadid. “Thiết kế ban đầu không phù hợp với địa điểm này” – Kuma chia sẻ: “Lịch sử của nó là khu rừng rậm thuộc đền thờ Meiji, một nơi vô cùng quan trọng tại trung tâm Tokyo.
Bản vẽ của Zaha như đang phá hủy địa điểm lịch sử. Vì thế, Kuma cùng đội ngũ của mình đã cố gắng dựa vào lịch sử để làm động lực tạo ra cái mới, bằng cách sử dụng vật liệu gỗ cho mái nhà và mái hiên. Từ đây, chiều cao sân vận động đã giảm xuống còn 49 mét so với chiều cao 75 mét ban đầu.
Kuma thích chơi với đồ chơi bằng gỗ. Trong những năm gần đây, ông đã sử dụng nguyên tắc “behind Tsumiki”, bộ các khối gỗ của trẻ em để thiết kế phiên bản nhẹ hơn, giống như cành cây làm từ gỗ tuyết tùng có thể dệt với nhau để tạo ra hình dạng linh hoạt.
Kuma kiên quyết bác bỏ quan niệm về một phong cách xác định. Ông chia sẻ rằng ông có thể học hỏi từ truyền thống, nhưng ông không quan tâm đến phong cách vì phong cách là khuôn mẫu của một tòa nhà, và nó có thể sẽ biến mất khi hệ thống phân cấp đó biến mất. Thay vào đó, ông nỗ lực tạo ra cuộc đối thoại giữa kiến trúc và nhân loại, cuộc trò chuyện này sẽ xây dựng tuyên ngôn thiết kế của đội ngũ Kuma.
thepeakmagazine