Nghệ thuật / Nghệ sĩ

Những điều cần biết về sưu tập nghệ thuật Đông Nam Á

Jul 29, 2021 | By Trang Ps

Khi mối quan tâm của toàn cầu dành cho thị trường nghệ thuật Đông Nam Á ngày càng tăng, việc sở hữu những tác phẩm nghệ thuật địa phương có thể trở thành một khoản đầu tư khôn ngoan chỉ khi bạn có đủ đam mê và lòng kiên nhẫn, theo CNA Luxury.

Trong những năm gần đây, nghệ thuật đến từ Singapore đã thu hút được nhiều sự chú ý hơn trong giới nghệ thuật.

Một trong số những tác phẩm nghệ thuật dễ nhận biết nhất từ Singapore là Two Gibbons Amidst Vines của Chen Wen Hsi (xuất hiện trên mặt sau của tờ tiền 50 đô la Sing). Điều thú vị rằng đây không phải là bức tranh duy nhất về loài vượn mà nghệ sĩ tiên phong đã sáng tạo. Ông đã vẽ chúng nhiều lần và để lại một loạt tác phẩm nghệ thuật về loài vật này.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi những bức tranh như vậy được rao bán trên thị trường thứ cấp. Chúng thường thu hút sự quan tâm của những người yêu nghệ thuật và có thể được trả mức giá cao hơn ước tính ban đầu. Ví dụ, A Pair of Gibbons, thuộc một phần trong bộ sưu tập của nghệ sĩ Liu Kang, được bán với giá 81.000 USD tại phiên đấu giá Phillips Hong Kong vào tháng 12 năm ngoái. Vào năm 2019, một bức tranh về vượn khác đã được Christie’s Hong Kong bán với giá 48.000 USD.

Chen-Wen-Hsi, -Gibbons, -Undated,-Mực-và-màu-trên giấy của Trung Quốc, -67-x-62.5-cm

Chen Wen Hsi, Gibbons, Undated, Chinese ink and colour on paper, 67 x 62.5 cm.

Gần đây, tác phẩm Gibbons từ David Marshall, Bộ trưởng đầu tiên của Singapore, đã cán mức đấu giá nhà Hotlotz lên đến 26.000 USD, gấp 3 lần giá trị ước tính ban đầu.

Matthew Elton, nhà sáng lập Hotlotz, chia sẻ: “Vượn là một trong những chủ đề ‘hot’ được ưa chuộng bấy lâu nay. Điều này đã thúc đẩy nhu cầu mua một cách đáng kể.”

Trong những năm gần đây, nghệ thuật Singapore đã thu hút được nhiều sự chú ý. Ho Sou Ping, giám đốc phòng tranh Artcommune, chuyên về nghệ thuật thị giác hiện đại của Singapre, cho biết: “Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015, giá của một tác phẩm nghệ thuật ở Singapore đã tăng tới 300%. Trong 10 năm qua, các tác phẩm của những nghệ sĩ tiên phong như Cheong Soo Pieng, Chen Wen Hsi, và gần đây là Georgette Chen, đã đạt được những tiến bộ tốt ở cả trong nước và quốc tế.”

Matthew Elton, nhà sáng lập của Hotlotz.

Matthew Elton tin rằng vẫn còn nhiều cơ hội để phát triển nghệ thuật Singapore vốn có truyền thống bị đánh giá thấp. Ông giải thích thêm: “Singapore rất nhỏ, dân số tương đối giàu và nhiều người có khả năng mua sắm nghệ thuật nhưng vẫn chưa bắt đầu. Tuy nhiên, giống như các loại tài sản khác là rượu rang hay whisky, mức tiêu thụ nghệ thuật sẽ gia tăng tự nhiên khi người dân Singapore trở nên cởi mở hơn và được giáo dục về nghệ thuật.”

Điều này cũng phản ánh sự tập trung nhiều hơn vào nghệ thuật Đông Nam Á trên quy mô toàn cầu trong những năm gần đây.

“Trước Covid, có vẻ như tâm điểm của thế giới nghệ thuật đang chuyển sang nghệ thuật Đông Nam Á.” – Ryan Su, một luật sư về nghệ thuật và sở hữu trí tuệ tại OC Queen Street LLC cho biết.

Luật sư Ryan Su.

Ví dụ, vào năm 2013, triển lãm No Country: Contemporary Art for South and Southeast Asia đánh dấu lần đầu tiên bảo tàng Guggenhein ở New York sưu tầm nghệ thuật Đông Nam Á. Bốn năm sau, Asia Society ở New York tổ chức triển lãm After Darkness: Southeast Asian Art in the Wake of History. Cùng năm đó tại Tokyo, Bảo tàng Nghệ thuật Mori và Trung tâm Nghệ thuật Quốc gia – National Art Centre đã tổ chức chương trình Sunshower: Contemporary Art from Southeast Asia 1980s to Now.

Chùm triển lãm quan trọng tại các trung tâm nghệ thuật và bảo tàng hàng đầu đã giúp khán giả quốc tế có hiểu biết thêm về nghệ thuật đương đại Đông Nam Á. Thị trường nghệ thuật đương đại của khu vực cũng nhận được những tín hiệu tốt từ các cuộc triển lãm quan trọng này.

Shubigi Rao với Lucy Liu tại triển lãm 2019 Unhomed Belongings ở Singapore.

Đại dịch kéo dài suốt 2 năm qua đã ngăn cản khả năng tiếp cận của các nghệ sĩ và giám tuyển Đông Nam Á, chẳng hạn như nghệ sĩ Singapore Shubigi Rao đã được chọn để phụ trách Kochi-Muziris Biennale 2020 nhưng sự kiện này buộc phải tạm hoãn. Vào tháng 6, nghệ sĩ địa phương Dawn Ng đã tổ chức triển lãm cá nhân đầu tiên ở Into Air tại phòng trưng bày Gana Art Nineone, ngay cả khi đất nước này đang tiếp tục chiến đấu với đại dịch.

Đặc biệt, trên trường đấu giá, nghệ thuật Việt Nam và Indonesia đang phá kỷ lục. Tại Sotheby’s Hong Kong Spring 2021 Art Contemporary Art Sales, bức Portrait of Mademoiselle Phuong của danh họa Mai Trung Thứ đạt giá gõ búa lên tới 3,1 triệu USD, một kỷ lục đấu giá tầm cỡ thế giới đối với bất cứ tác phẩm nào của Việt Nam.

Xuất hiện len lỏi trong nhiều phân cảnh phim “Mùi Đu Đủ Xanh”, tác phẩm hội hoạ mang tên “Portrait de Mademoiselle Phuong” (Chân dung của cô Phương) được vẽ bởi danh hoạ Mai Trung Thứ năm 1930.

Những điểm nổi bật khác của Sotheby’s gần đây bao gồm việc bán tác phẩm Indonesian Villaage Life của Sudjana Kerton với giá lên đến hơn 1 triệu USD, gấp 4 lần ước tính ban đầu, và là mức giá cao thứ hai từng đạt được đối với nghệ sĩ tại nhà đấu giá.

Kim Chuan Mok, Trưởng bộ phận Nghệ thuật Đông Nam Á của Sotheby’s, nhận xét: “Chúng tôi rất vui với những kết quả xuất sắc vừa đạt được. Điều này cho thấy nhu cầu gia tăng của các nhà sưu tập quốc tế đối với nền nghệ thuật của khu vực. Chúng tôi đặc biệt vui mừng với sự xuất hiện của các nghệ sĩ tài năng đến từ Việt Nam và Indonesia, cũng như hiệu suất mạnh mẽ của các nghệ sĩ Phillippines. Tất cả là bằng chứng cho thấy tính đa dạng của nghệ thuật trong khu vực.”

Lim Tze Peng, Chinatown Street Scene, Undated, Chinese ink on paper, 101 x 105cm.

Tuy nhiên, như bất cứ khoản đầu tư nào dựa trên niềm đam mê, các chuyên gia nghệ thuật thận trọng không nên mua tác phẩm thuần túy với hy vọng sẽ được đánh giá cao về giá trị. Elton chia sẻ: “Có quan niệm sai lầm phổ biến rằng một thứ gì đó sở hữu trong một thời gian dài thì giá trị phải tăng. Đã có một số nghệ sĩ chứng kiến tác phẩm của họ tăng giá trị đáng kể trong một khoảng thời gian rất ngắn trong thế giới nghệ thuật đương đại. Nhưng đối với mỗi nghệ sĩ có tác phẩm tăng giá trị, sẽ có nhiều nghệ sĩ không được ưa chuộng.”

Thêm vào đó, như Su lưu ý, việc kiếm lời từ một cuộc đấu giá thường nói dễ hơn làm (các nhà đấu giá thường lấy chiếm 12% tổng số tiền từ người bán và 25% số tiền từ người mua). Điều quan trọng là người mua tiềm năng phải tính đến chi phí lưu kho tại một cơ sở thích hợp, chi phí bảo hiểm lẫn chi phí vận chuyển.

Bức tranh khổ lớn vẽ Ubud của Ong Kim Seng đã được bán với giá cao ngất ngưởng là 16.000 đô la Singapore tại Hotlotz.

Với chi phí giao dịch và chi phí dự trữ trong kho cao như vậy, việc tăng giá một tác phẩm nghệ thuật cần phải đáng kể để hòa vốn. Điều này có thể khó khăn vì giá mỗi tác phẩm nghệ thuật Đông Nam Á nhìn chung thấp hơn giá của các thể loại nghệ thuật phổ biến như American Post War và Contemporary Art  bao gồm những tác phẩm của Andy Warhol, Mark Rothko và Jean-Michel Basquiat.

Như vậy, lợi nhuận thực tế sẽ ít hơn các thể loại nghệ thuật khác. Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng nghệ thuật Đông Nam Á sẽ tăng giá trị theo thời gian, nhưng câu hỏi đặt ra là nếu giao dịch cao, thì chi phí dự trữ trong kho, chi phí bảo hiểm và các chi phí khác có làm xói mòn lợi nhuận hay không.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách để đảm bảo rằng bạn có thể mua hàng một cách thông thái, bằng cách tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi như: nghệ sĩ này có được biết đến nhiều hay không, họ đã trưng bày rộng rãi hay chưa, và có thị trường thứ cấp mạnh không, đây có phải là chủ đề phổ biến và là phương tiện của người nghệ sĩ, có phải nó là điều kiện tốt nhất, nguồn gốc tác phẩm là gì, lịch sử của tác phẩm và bạn đang mua từ ai,… Nếu sưu tập theo cách này, họ sẽ không bao giờ phải hối hận.

Điều quan trọng hơn cả, xung quanh bạn có một đội ngũ những nhà sưu tập địa phương hùng hậu, những người tự hào sở hữu những tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ trong nước, và thực hiện những công việc cần thiết để xây dựng và phát triển thị trường nội địa trong một thời gian dài.

Theo CNA Luxury


 
Back to top