Những sai sót mới của nhà Aguttes về trường hợp Trần Tấn Lộc
Sàn đấu giá Aguttes đã đưa ra 3 động thái rất có vấn đề. (Français: La maison de ventes aux enchères Aguttes a affiché trois comportements douteux; English: The auction house Aguttes has displayed three questionable behaviors).
Cho đến ngày 05.03.2022, tức là 7 ngày kể từ bài đăng trên Facebook của Kevin Vương, 4 ngày kể từ bài tiểu sử hoạ sỹ Trần Tấn Lộc chi tiết của Kevin Vương đăng song ngữ trên Luxuo/Art Republik, và 5 ngày sau bài viết của tôi (Ace Lê), sàn đấu giá Aguttes đã đưa ra 3 động thái rất có vấn đề:
Thứ nhất, Aguttes đã sửa tác giả bức “Cô gái chải đầu” (1932) trong catalogue thành Trần Tấn Lộc, nhưng năm sinh và năm mất vẫn là của Trần Bình Lộc (1914 – 1941). Quan trọng hơn, khung giá dự kiến vẫn được giữ nguyên là 80,000 – 120,000 EUR – vốn là giá cho tác phẩm ban đầu được cho là của Trần Bình Lộc (với khả năng leo thang lên gấp 3 – 5 lần).
Theo chính đại diện nhà Aguttes, ngay từ khi nhận tranh, đội ngũ Aguttes đã có nghi ngờ rằng bức “Cô gái chải đầu” không phải của Trần Bình Lộc, nhưng không biết tác giả chính thức là ai. Theo lẽ thường, khi có sự nghi ngờ này, luật đấu giá buộc họ phải ghi ít nhất là “Attributed to Trần Bình Lộc” (“Được cho là của Trần Bình Lộc”). Việc Aguttes cố tình khẳng định đây là Trần Bình Lộc và đưa lên bìa, với định giá 80,000 – 120,000 EUR là một lỗi sai có chủ đích. Việc giữ nguyên mức giá của Trần Bình Lộc lại càng là biểu hiện của một động cơ tài chính mập mờ, không tôn trọng thị trường.
Thứ hai, trong thông cáo chính thức, Aguttes đã không những rũ bỏ hoàn toàn trách nhiệm của mình bằng cách đổ hết lỗi cho các nhà đấu giá đi trước vì họ đã “gắn mác” Trần Bình Lộc lên nhiều tác phẩm của Trần Tấn Lộc trước đó, mà còn quả quyết rằng Aguttes là đơn vị “mang tới một bước tiến lớn về hiểu biết trong lĩnh vực hội họa” với “phát hiện mới về họa sĩ Trần Tấn Lộc” trong “những nghiên cứu được thực hiện cùng với sự giúp đỡ của các nhà sử học Việt Nam”. Nội dung tương tự đã được đăng tải trong những bài báo đưa tin về phiên đấu, điển hình là bài trên tờ The Value của Hongkong.
Điều này là hoàn toàn sai sự thật. Người có công lớn nhất trong việc khám phá ra danh tính bị lãng quên của Trần Tấn Lộc là Kevin Vương (cùng nhóm cộng sự – tất cả đều không làm việc cùng/cho Aguttes), và bản tiểu sử hoàn thiện duy nhất được lưu hành tính cho tới thời điểm này là bản của Kevin Vương, với thác tín từ gia đình cố họa sỹ.
Nhà Aguttes đã đạo 90% nội dung Kevin Vương viết [đăng trên Facebook của Kevin Vương, và bài tiểu sử hoạ sỹ Trần Tấn Lộc đăng song ngữ trên Luxuo/Art Republik] để đưa vào catalogue mà a) không dẫn nguồn (từ Kevin Vương hoặc/và Art Republik), và b) bất chấp phản đối của Kevin Vương đến Aguttes về việc sao chép thông tin mà không có sự xin phép. Nhà đấu giá âm thầm đơn phương sửa thông tin ở nhiều kênh, nhưng vì không sản xuất trực tiếp mà chỉ cắt dán nên các dấu vết sai sót vẫn còn lỗ chỗ ở nơi này nơi khác, bao gồm cả một số lỗi do biên dịch trong bản nháp đầu tiên của Kevin Vương. Hành động này là chiếm đoạt kiến thức, lại nhân danh tinh thần “khai phá văn hóa” theo một lối suy nghĩ tân thực dân trịch thượng.
Thêm nữa, việc Aguttes đổ lỗi cho các nhà đấu giá trước đó là một hành động không đẹp, bởi cho tới tận ngày 16.02.2022, theo như thư hồi đáp của họ trả lời nghi vấn của Kevin Vương, chính Aguttes đã viện dẫn cả 4 nhà đó để “khẳng định mạnh danh tính của Trần Bình Lộc” (“confirm strongly [Trấn Bình Lộc’s] attribution”). Các viện dẫn này tôi đã phân tích kỹ trong bài viết trước của mình, “Đánh tráo Trần Tấn Lộc: Mười năm một lỗi hệ thống”. Vậy giờ đây khi ẩn số đã được Kevin Vương giải đáp, đột nhiên Aguttes tự định vị mình trở thành “người khai phá” duy nhất, còn các nhà đấu giá khác là người sai phạm? Thước đo giá trị của Aguttes phải chăng quá tùy tiện?
Thứ ba, ngay trong tuần này, nhà đấu giá vẫn tiếp tục phát tán catalogue phiên bản in với thông tin sai lệch, không hề có đính chính nào được dán kèm. Những catalogue in này vẫn đang được phát tại triển lãm tại văn phòng Aguttes và đã gửi đến tay khách hàng tiềm năng ở nhiều quốc gia. Được biết các nhà sưu tập nhận được cuốn catalogue in cho tới hôm nay vẫn chưa nhận được thông báo sai sót của Aguttes. Thêm vào đó, các thông tin sai đã được lan truyền rất nhanh trên nhiều cổng thông tin đấu giá, ví dụ như Lot Art.
Như vậy, một cách cấp thiết, đại diện cho khán giả và cộng đồng nghiên cứu mỹ thuật Đông Dương, chúng tôi xin yêu cầu nhà đấu giá Aguttes:
– Thứ nhất, phải đính chính lại thông tin họa sỹ Trần Tấn Lộc một cách chính xác, trên mọi kênh truyền thông về phiên đấu ngày 14.03.2022, bao gồm: website, catalogue trực tuyến, thông cáo, trang mạng xã hội của Aguttes, các cổng thông tin đấu giá.
– Thứ hai, phải định giá đúng mức tác phẩm “Cô gái chải đầu” của Trần Tấn Lộc.
– Thứ ba, phải có động thái xin lỗi học giả Kevin Vương vì đã sao chép, sử dụng kết quả nghiên cứu của anh mà không dẫn nguồn, cũng như không được sự cho phép. Nếu Aguttes tự tin có những “nhà sử học Việt Nam” khác đã giúp mình trong dự án này, thì có thể công khai danh tính của họ.
– Thứ tư, phải thu hồi lại những ấn phẩm in thông tin sai lệch về tác phẩm “Cô gái chải đầu”, gây hiểu lầm cho thị trường.
Ở đây, chúng tôi xin nhấn mạnh lại sự cầu thị của Asium, một nhà đấu giá khác, khi đã ngay lập tức công khai nhận lỗi sai và sửa ngay trong 24 tiếng kể từ khi được thông báo.
Một điểm sáng nữa thiết nghĩ cần chia sẻ là, theo những nguồn tin cậy, có ít nhất 5 khách hàng người Việt đã rút ý định đấu giá tác phẩm này vì không tôn trọng cung cách làm việc, và không đồng ý với khung định giá của nhà Aguttes. Đồng thời, các nhà sưu tập cũng có động thái cảm ơn Kevin Vương, vì nếu không có nghiên cứu của anh, có lẽ họ đã xuất tiền mua bức “Thiếu nữ chải đầu” với giá 400,000 – 500,000 EUR theo giá thị trường của Trần Bình Lộc.
Như vậy, đây có lẽ là lần đầu tiên trong lịch sử đấu giá, có một sự tẩy chay thiết thực từ phía cộng đồng mua tranh vì lý do đạo đức nghề nghiệp. Và đã đến lúc các nhà đấu giá ngoại phải giải lao cuộc đua ráo rốt chạy theo kỷ lục giá, để lắng nghe những tiếng nói từ một nền văn hóa đã từng bị họ đô hộ, bây giờ quay trở lại nuôi sống họ trong một kỷ nguyên mới.
Trân trọng,
Ace Lê
(04.03.2022)
_ _ _
LES NOUVELLES ERREURS DE LA MAISON DE VENTE AUX ENCHÈRES AGUTTES CONCERNANT L’AFFAIRE TRẦN TẤN LỘC
(En Français traduit par Anne Ng)
À ce jour, le 05 mars 2022 – 7 jours après la publication initiale de Kevin Vương sur Facebook, 4 jours depuis l’article d’Art Republik présentant la biographie bilingue détaillée de Kevin Vương sur l’artiste Trần Tấn Lộc, et 5 jours depuis mon article, la maison de ventes aux enchères Aguttes a affiché trois comportements douteux:
Tout d’abord, la maison Aguttes a changé le nom d’artiste du tableau “Jeune élégante se coiffant” (1932) de son catalogue en Trần Tấn Lộc, mais toujours avec les années de naissance et de décès de Trần Bình Lộc (1914 – 1941). Surtout, l’estimation du prix est toujours maintenue à 80.000-120.000 EUR, ce qui était initialement prévu pour une œuvre de Trần Bình Lộc (historiquement, le prix martelé pouvait monter jusqu’à 3 – 5 fois).
Selon un représentant officiel de la maison Aguttes, les experts internes avaient déjà des doutes sur l’identification de l’œuvre comme étant de Trần Bình Lộc, mais ils ne savaient pas encore qui était le véritable artiste. Normalement, lorsqu’il y a ce doute, la bonne chose à faire aurait dû être d’écrire « Attribué à Trần Bình Lộc ». Au lieu de cela, la maison Aguttes a fortement confirmé qu’il s’agissait d’un Trần Bình Lộc avec une estimation de 80.000 à 120.000EUR, et l’a fait figurer sur la couverture du catalogue – un oubli intentionnel. Connaissant maintenant les réponses, le fait que la maison Aguttes maintienne toujours la même estimation est d’autant plus le symptôme d’un mobile financier douteux et d’un manque de respect pour les clients.
Deuxièmement, dans son avis officiel, la maison Aguttes ne s’est pas seulement exonérée de toute responsabilité en soulignant que c’était l’erreur des précédentes maisons de vente aux enchères d’avoir “mal étiqueté” (“gắn mác”) l’œuvre de Trần Tấn Lộc [ voir capture d’écran], mais s’est également positionné comme l’avant-garde pour avoir fait « un grand pas dans la connaissance de la peinture du début du XXe siècle » en « découvrant l’artiste Trần Tấn Lộc» via « des recherches menées de concert avec des historiens vietnamiens » [voir capture d’écran] Le même contenu est mis en évidence dans les articles de presse sur la vente à venir, y compris The Value de Hong Kong.
C’est complètement faux. L’avant-garde de l’identification correcte de Trần Tấn Lộc était Kevin Vương (et son équipe de recherche – dont aucun n’est mandaté par la maison Aguttes), et la seule biographie complète de l’artiste à ce jour a été écrite par Kevin Vương, avec les contributions et les signatures des membres survivants de la famille de l’artiste Trần Tấn Lộc. La maison Aguttes a copié 90% de la version de Kevin Vương et la biographie de l’artiste Trần Tấn Lộc publiée en bilingue sur Luxuo/Art Republik pour l’utiliser dans son dernier catalogue, a) sans citer la source (de Kevin Vương et/ou Art Republik), et b) malgré une note écrite de Kevin Vương leur interdisant de copier sans approbation. La maison de vente aux enchères a discrètement et unilatéralement modifié les informations du lot, mais comme cela n’a été que copié-collé sans produire aucune connaissance originale, la biographie publiée contient toujours des erreurs éditoriales et factuelles dans le projet original de Kevin Vương. De telles actions de la part de la maison Aguttes constituent une violation de la propriété intellectuelle, le tout au nom d’un « éclaircissement culturel » présenté d’une manière plutôt condescendante et néo-coloniale.
Par ailleurs, le fait qu’Aguttes blâme les précédentes maisons de vente aux enchères n’est pas fair-play, car jusqu’au 16 février 2022, selon un mail d’un représentant de la maison Aguttes en réponse aux doutes de Kevin Vương sur l’identité de l’oeuvre, c’était Aguttes qui a cité ces quatre maisons de vente aux enchères à “confirmer fortement l’attribution [de Trần Bình Lộc]” [voir capture d’écran]. Ces citations ont été soigneusement examinées dans mon article précédent. Maintenant que le mystère est résolu par Kevin Vương, la maison Aguttes s’est rapidement présentée comme la seule maison à avoir « découvert » l’artiste, tandis que toutes les autres maisons de vente aux enchères sont des porteuses d’erreurs. Un tel système de valeurs est au mieux arbitraire, à la limite du contraire de l’éthique.
Troisièmement, au cours de cette semaine, la maison Aguttes continue de distribuer l’ancien catalogue imprimé avec l’erreur d’identification sans aucune note de correction ni autocollant [voir image]. Ces catalogues sont toujours distribués à l’exposition de prévente d’Aguttes au moment de la rédaction, et ont été envoyés à des enchérisseurs potentiels dans le monde entier. Selon nos sources, les clients n’ont reçu aucune communication supplémentaire d’Aguttes pour les avertir de l’erreur d’identification. De plus, les informations incorrectes ont été rapidement propagées à d’autres portails d’informations sur les enchères tiers, par exemple Lot Art.
Par conséquent, de toute urgence, au nom de la communauté artistique vietnamienne et de la communauté de la recherche artistique indochinoise en particulier, nous demandons par la présente les actions immédiates de la maison Aguttes:
– Premièrement, il faut corriger toutes les informations publiées par erreur sur l’artiste Trần Tấn Lộc et ses œuvres, sur tous les canaux de communication concernant de la prochaine vente à Aguttes du 14 mars 2022, y compris: son site internet, son catalogue électronique, ses avis officiels, ses médias sociaux et les portails d’information tiers.
– Deuxièmement, il faut changer l’estimation du prix de « Jeune élégante se coiffant » à un niveau approprié.
– Troisièmement, présentez-vous des excuses au chercheur Kevin Vương pour avoir copié et publié ses résultats de recherche sans les citer ni y avoir été autorisé. Si la maison Aguttes arrivait aux mêmes informations de manière indépendante, avec d’autres “historiens vietnamiens”, vous pourriez les nommer.
– Enfin, rappelez-vous tous les catalogues imprimés avec l’identification erronée de Trần Tấn Lộc pour éviter toute confusion sur le marché.
À ce stade, nous soulignons une fois de plus la réponse constructive d’une autre maison de vente aux enchères, Asium, pour sa réponse rapide dans l’admission de l’erreur dans les 24 heures, avec une correction immédiate des informations sur le lot précédent.
Selon nos sources fiables, un autre fait marquant est qu’au moins cinq enchérisseurs vietnamiens potentiels ont retiré leur intention d’enchérir sur ce lot en raison de leur manque d’appréciation du comportement d’Aguttes et de leur désaccord avec le prix d’estimation. Ces collectionneurs ont adressé leurs remerciements personnels à Kevin Vương, car sans ses recherches opportunes, ils auraient facilement payé 400.000 à 500.000EUR pour “Jeune élégante se coiffant”, pensant qu’il s’agit d’une estimation de marché équitable pour le peintre Trần Bình Lộc.
Ainsi, c’est probablement la première fois dans l’histoire des ventes aux enchères au Vietnam qu’il y a eu un effort concerté de la part des collectionneurs pour boycotter une maison de vente aux enchères pour des raisons d’éthique. Et il est grand temps pour les maisons de vente aux enchères étrangères en général de faire une pause dans leur marathon de chasse aux records de prix, pour écouter attentivement les voix collectives d’une culture autrefois colonisée par leur(s) nation(s), qui se retourne maintenant pour aider à nourrir leur économie dans cette nouvelle ère.
Cordialement,
Ace Lê
(Le 04 mars 2022)
_ _ _
NEW OVERSIGHTS BY AGUTTES REGARDING TRẦN TẤN LỘC CASE
(In English, written by Ace Lê)
As of today 05.03.2022 – 7 days from Kevin Vương’s initial Facebook post, 4 days from Art Republik’s article featuring Trần Tấn Lộc’s detailed, bilingual biography by Kevin Vương, and 5 days from my article (Ace Lê), the auction house Aguttes has displayed three questionable behaviours:
Firstly, Aguttes has amended the artist name for “Jeune élégante se coiffant” (1932) to Trần Tấn Lộc [catalogue], but still with Trần Bình Lộc’s birth and death years (1914 – 1941). More importantly, the price estimate is still maintained at 80,000 – 120,000 EUR, which was originally intended for a work by Trần Bình Lộc (historically, the hammered price could go up to 3 – 5 times of such).
According to an Aguttes representative, the in-house experts already had doubts on the work’s identification as a Trần Bình Lộc, but not yet knowing who the actual artist was. The right thing to do should have been to write “Attributed to Trần Bình Lộc”. Instead, Aguttes strongly confirmed it as a Trần Bình Lộc with the 80,000-120,000EUR estimate, featuring it on the catalogue cover – an intentional oversight. Upon knowing the answers now, the fact that Aguttes still maintains the same estimate is all the more a symptom of a questionable financial motive and a lack of respect for the customers.
Secondly, in their official notice, Aguttes has not only shaken off all responsibilities by highlighting that it was the previous auction houses’ mistake to “mislabel” (“gắn mác”) Trần Tấn Lộc’s work [see screen capture], but also positioned itself as the front-running party to take “a major step forward in the knowledge of 20th-century painting” by “discovering the artist Trần Tấn Lộc” via “research conducted in concert with Vietnamese historians”. The similar content is prominently featured on press articles on the upcoming sale, including Hongkong’s The Value.
This is entirely untrue. The front-runner in the correct identification of Trần Tấn Lộc was Kevin Vương (and his research team – none of whom is commissioned by Aguttes), and the only completed biography for the artist to date is written by Kevin Vương, with inputs and sign-offs from the artist’s surviving family members. Aguttes has copied 90% of Kevin Vương’s version [Kevin Vương’s initial Facebook post and Art Republik’s article featuring Trần Tấn Lộc’s detailed, bilingual biography] to use in their latest catalogue, a) without attributing the source (from Kevin Vương and/or Art Republik), and b) despite a written note from Kevin Vương barring them from copying without approval. The auction house quietly and unilaterally amended the lot’s information, but because such was only copied and pasted without original knowledge production, the published biography still contains editing and factual mistakes in Kevin Vương’s original draft. Such actions on Agutte’s part are a violation of intellectual property rights, all in the name of “cultural enlightenment” in a rather condescending, neo-colonial fashion.
Moreover, Aguttes’ shifting the blame to previous auction houses is no fair play, because up until 16.02.2022, according to an email by an Aguttes representative in replying to Kevin Vương’s doubts on the work’s identity, it was Aguttes that cited these four auction houses to “strongly confirm [Trần Bình Lộc’s] attribution” [see screen capture]. Such citings have been scrutinised in my previous post [10]. Now that the mystery has been solved by Kevin Vương, Aguttes has swiftly professed itself as the sole auction house to “discoverer” the artist, while all the other houses are mistake-bearers. Such a value system is arbitrary at best, borderlining on unethical.
Thirdly, during this very week, Aguttes continues to distribute the old printed catalogue with the misidentification without any correction note or sticker [see image]. These catalogues are still being given out at Aguttes’ presale exhibition at the time of writing, and have been sent off to potential bidders worldwide. According to our sources, the customers have received no additional communication from Aguttes to warn them on the misidentification. Moreover, the incorrect information has been quickly spread to other third-party auction information portal, e.g. Lot Art.
Therefore, on behalf of Vietnamese art community and the research community in particular, we hereby seek these immediate actions from Aguttes:
– Firstly, to correct all wrongly published information on artist Trần Tấn Lộc and his works, on all communication channels on Aguttes’ upcoming 14.03.2022 sale, including: its website, e-catalogue, official notice, social media, and the third-party information portals.
– Secondly, to amend the price estimate for “Jeune élégante se coiffant” to an appropriate level.
– Thirdly, to issue an apology to scholar Kevin Vương for publishing his research results without citation or approval. If Aguttes has arrived at the same information independently, with other “Vietnamese historians”, it should name them.
– Lastly, to recall all printed catalogues with the wrong identification of Trần Tấn Lộc to prevent market confusion.
At this juncture, we again appreciate the constructive response from another auction house, Asium, for their swift admission to the error within 24 hours, with immediate correction of the past lot’s information.
According to trusted sources, another highlight is that there have been at least 5 potential Vietnamese bidders who have withdrawn their intention to bid on this lot out of the lack of appreciation for Aguttes’ behaviours, and out of the disagreement with the price estimate. These collectors have sent their personal thanks to Kevin Vương, for without his timely research, they will have easily paid 400,000-500,000EUR for “Jeune élégante se coiffant”, thinking that that is a fair market estimate for a Trần Bình Lộc.
It seems like this is the first time in Vietnamese auction history for there to be a concerted effort by collectors to boycott an auction house based on ethics grounds. And it is high time for foreign auction houses in general to take a pause in their marathon chasing price records, to lend a listening ear to the collective voices from a culture once colonised by their nation(s), now turning around to help feed their economy in this new era.
Regards,
Ace Lê
(04.03.2022)