ART & CULTURE

Sotheby’s đấu giá BST trang sức cổ của vợ chồng bà Tuyết Nguyệt – Stephen Markbreiter

Jul 21, 2021 | By Trang Ps

Bà Tuyết Nguyệt (1934 – 2020) và ông Stephen Markbreiter là đồng sáng lập của Arts of Asia, tạp chí hàng đầu dành cho giới sưu tầm và sành sỏi đồ cổ và nghệ thuật châu Á. Từ 21 – 28/7 này, Sotheby’s Hong Kong tổ chức đấu giá trực tuyến bộ sưu tập trang sức cổ bằng vàng của hai vợ chồng.

STEPHEN MARKBREITER VÀ TUYẾT NGUYỆT, ĐỒNG SÁNG LẬP TẠP CHÍ ARTS OF ASIA.

Trước khi thành lập Arts of Asia vào năm 1970, bà Tuyết Nguyệt là nhà báo đến từ Việt Nam còn Stephen Markbreiter là kiến trúc sư người Anh nổi tiếng đã thiết kế nhiều tòa nhà quan trọng ở Hong Kong như Mandarin Oriental.

Cặp vợ chồng có niềm đam mê lớn với nghệ thuật Trung Quốc nói riêng và châu Á nói chung, qua nhiều năm, họ đã hình thành nên những bộ sưu tập nghệ thuật Trung Hoa tuyệt vời và ấn tượng bao gồm đồ đồng triều đình nhà Minh, đồ chạm khắc ngọc bích, chai lọ, tác phẩm điêu khắc Himalaya, nhẫn và đồ trang sức bằng vàng châu Á, tranh China Trade và những tác phẩm Trung Quốc họa,…

Niềm đam mê mãnh liệt với trang sức cổ

Trong cuộc đấu giá này, Sotheby’s giới thiệu đến công chúng bộ sưu tập đồ sang sức cổ bằng vàng của cặp vợ chồng. Được biết, suốt 40 năm, bà Tuyết Nguyệt say mê sưu tập đồ trang sức cổ có nguồn gốc từ Java, Khmer, Miến Điện, Việt Nam và Tây tạng. Cuộc đấu giá đáng chú ý này có lô nhẫn vàng từ thời Angkor, thế kỷ thứ 9. Với thẩm mỹ xa hoa và tinh tế, những tuyệt phẩm này hẳn đã được chế tác cho hoàng gia.

Nhóm nhẫn đáng chú ý nhất trong bộ sưu tập này đến từ thời kỳ Angkor.

Theo lời kể của con trai Robin Markbreiter, vợ chồng Tuyết Nguyệt – Stephen Markbreiter đã đi khắp Trung Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á, cũng như châu Âu, châu Mỹ, và có cơ hội gặp gỡ một số nhà sưu tập và nhà buôn đồ cổ giỏi nhất trong khoảng thời gian 50 năm. Họ được giới thiệu những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, và quyết định sưu tập những gì họ thực sự thích thay vì mua để đầu tư.

MẶT DÂY CHUYỀN ĐỒNG XU BẰNG VÀNG PYU, THẾ KỶ 8-9 | ƯỚC TÍNH 3.500 – 4.000 HKD

Cặp vợ chồng đam mê những chai lọ “snuff bottle” Trung Hoa và Tuyết Nguyệt từng là một trong những thành viên đầu tiên của tổ chức International Chinese Snuff Bottle Society. Vào năm 1973, bà ấy đã tham dự đại hội đầu tiên của tổ chức ở San Francisco, nơi lịch sử và việc chế tác “snuff bottle” được giới thiệu đến công chúng Mỹ. Bà ủng hộ và chào đón những nhà sưu tập trong chuyến du lịch của họ đến Hong Kong.

ĐỒ TRANG TRÍ TAI HOẶC MẶT DÂY CHUYỀN HÌNH ‘KHỈ’ MAMULI BẰNG VÀNG, ĐÔNG ĐẢO SUMBA, QUẦN ĐẢO INDONESIA, THẾ KỶ 19 | ƯỚC TÍNH 18.000 – 22.000 HKD.

Những bài báo học thuật được đăng trên tạp chí Arts of Asia chắc chắn đã ảnh hưởng không nhỏ đến hành trình sưu tập của cặp vợ chồng. Họ cũng thích chia sẻ kinh nghiệm cá nhân đến cộng đồng sưu tầm và bạn bè. Bộ sưu tập của họ được trưng bày khắp nhà và các văn phòng.

“Cha mẹ tôi là những người ham đọc sách và họ có một thư viện sách cùng danh mục nghệ thuật đáng kinh ngạc từ các viện bảo tàng, phòng trưng bày và nhà sưu tập. Họ cũng biết các nhà sưu tập nghệ thuật quan trọng và giám tuyển các bảo tàng, cũng như những đại lý hàng đầu như Giuseppe Eskenazi, Roger Keverne, JJ Lally, Richard và Stuart Marchant. Họ vô cùng hào phóng trong việc chia sẻ lời khuyên và kiến thức chuyên môn.” – Robin Markbreiter chia sẻ.

MỘT CHIẾC VÒNG ĐEO TAY ‘MAKARA’ ĐƯỢC ĐẶT BẰNG ĐÁ QUÝ VÀ TRÁNG MEN, KADA JAIPUR, BẮC ẤN ĐỘ, THẾ KỶ 19 | ƯỚC TÍNH 5.000 – 8.000 HKD.

Với hơn 5 năm thập kỷ kinh nghiệm, cặp vợ chồng đã tích lũy được một kho tàng nghệ thuật châu Á khổng lồ. Phần lớn trong đó đến từ quyết định chung của cả hai. Khi ông Stephen Markbreiter không có mặt, bà Tuyệt Nguyệt thường gọi điện để thảo luận với ông trước khi đưa ra lựa chọn mua hàng, và ngược lại.

Họ đã dạy con trai mình: “Hãy mua những thứ tốt nhất mà con có thể, và con sẽ chẳng bao giờ phải hối tiếc.”


 
Back to top