Không gian sống

3 câu chuyện hồi sinh kiến trúc bùn đất để ta thêm yêu Mẹ thiên nhiên

Jun 19, 2021 | By Trang Ps

Những công trình bằng bùn đất có tuổi đời từ hàng trăm năm đến hàng ngàn năm vẫn đang trụ vững hiện nay như ngôi làng cổ 1.000 năm Taos Pueblo; Nhà thờ Hồi giáo Djinguereber từ năm 1325 ở Timbuktu, Mali; Khiva Wall cách đây 2.500 năm, Khu phức hợp Chan Chan từng dành cho các vị vua Chimu,… Tất cả cho thấy sức sống bền bỉ của kiến trúc bùn đất bất chấp thảm họa thiên tai như bão lũ, động đất,…

Djinguereber Mosque

Nhà thờ Hồi giáo Djinguereber được xây dựng vào năm 1325 nổi bật với những ngọn tháp khác thường. Bởi vì Mali có lượng mưa thưa thớt nên Nhà thờ Hồi giáo Djinguereber được làm bằng bùn và rơm. Hình dáng và sức mạnh của nó vẫn được duy trì trong 700 năm.

Trong cuộc trò chuyện với KTS Bùi Thế Long, anh nhấn mạnh một trong những vật liệu ít bê tông hóa và bền vững được con người thời xa xưa sử dụng là bùn đất. Hồi đó, chi phí xây dựng tường đất hay nhà đất khá thấp nhưng giờ đây, chi phí cao vì kỹ thuật đã mai một và tốn khá nhiều công sức. Từ việc chọn loại đất phù hợp, kỹ thuật pha trộn, nén,… khiến quá trình xây dựng kéo dài và tốn kém. Chính vì sự phức tạp và kỳ công mà phương thức này khó phổ biến. Nhưng bất cứ gia chủ nào chú trọng đến môi trường hay ưa thích kỹ thuật xây dựng truyền thống thì công trình sẽ có nét riêng và độc đáo.

Từ vùng đồi núi Pangot, bang Kerala (Ấn Độ) đến Serbia, chúng ta hãy cùng khám phá 3 câu chuyện của những con người mang trong mình tình yêu mẹ trái đất mãnh liệt. Họ đã ứng dụng kỹ thuật xây dựng bùn đất cổ xưa và lan tỏa điều này đến không ít cộng đồng xa xôi.

1/ Shagun Singh

Trong thời đại công nghiệp hóa hôm nay, khi đi qua bất cứ công trường nào, bạn cũng sẽ thấy những bao xi măng và gạch chất thành đống. Không nhiều người trong chúng ta biết rằng vật liệu xi măng và gạch cát đỏ không bền vững và không thể phân hủy. Tuy nhiên, hầu hết các công ty xây dựng vẫn tiếp tục sử dụng chúng vì tính tối ưu.

Chính vì thế, Shagun Singh quyết định thành lập một doanh nghiệp xã hội mang tên The Geeli Mitti Foundation cùng Nông trại Geeli Mitti, một không gian sống bền vững được sở hữu bởi tổ chức. Tọa lạc tại làng Mahrora, vùng đồi núi ở Pangot (Ấn Độ), Shagun đang tạo nên sự khác biệt bằng cách tạo ra những ngôi nhà từ bùn, phân bò và vôi, đồng thời lan tỏa kỹ thuật này đến người dân.

Cô cho biết, bùn đất có có thể giữ nóng và lạnh trong một thời gian rất dài. Nhiều người không đánh giá cao tiềm năng ấy.

SuperAdobe Bags — CalEarth

Kỹ thuật túi đất (earth bag) có lợi cho các khu vực dễ xảy ra động đất. (Hình minh họa)

Các ngôi nhà mà Shagun tạo ra được làm từ bốn mỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật túi đất (earth bag) có lợi cho các khu vực dễ xảy ra động đất. Nhiều người không biết rằng với các trận động đất ở Nepal, tại một khu vực, chỉ có một ngôi nhà đất đứng vững trong khi các tòa nhà khác sụp đổ. Đó là nhờ vào kỹ thuật túi đất đã được áp dụng.

Ngôi nhà đất ở Geeli Mitti.

Bên cạnh yếu tố bền vững, kỹ thuật xây dựng bằng đất mang đến nguồn năng lượng âm dương hài hòa mà mỗi cá nhân khi lưu trú bên trong có thể cảm nhận sâu sắc. Tuy nhiên, bạn sẽ không thể tìm thấy điều đó ở các cấu trúc xi măng, vì cấu trúc này không thể thở. Nếu bạn rời ngôi nhà xi măng của bạn trong một thời gian nhất định, khi bước vào, bạn sẽ cảm nhận được sự bức bối và ô nhiễm của không gian. Nhưng trong trường hợp ngôi nhà ấy được xây bằng bùn đất, luồng không khí vẫn được đối lưu vì các bức tường bùn đất có khả năng thở.

Cặp vợ chồng Hari và Asha

Cũng tại đất nước Ấn Độ nhưng ở bang Kerala, cặp vợ chồng Hari và Asha quyết định ẩn dật trong khu rừng của mình. Họ nhờ sự trợ giúp của những người bạn là kiến trúc sư để thiết kế một ngôi nhà làm bằng bùn đất, lấy cảm hứng từ cách sống lâu đời của bộ lạc ở Kerala. Bùn đất khiến ngôi nhà trở nên sống động và hít thở theo đúng nghĩa đen.

Ngôi nhà được xây dựng để có thể giữ hơi ấm của mặt trời chiếu vào trong ngày. Đêm tối, không khí mát mẻ bắt đầu tràn vào, nhờ vậy mà ngôi nhà có thể mát mẻ quanh năm.

Hari và Asha không dùng quạt và điều hòa, vì bản thân những bức tường đất đã giữ được độ ẩm và giúp ngôi nhà của họ mát mẻ, ngay cả trong mùa hề khắc nghiệt nhất.

Ngôi nhà được trang bị đầy đủ thiết bị tiện nghi nhưng sự khác biệt là mức tiêu thụ năng lượng điện chỉ khoảng 4 đơn vị mỗi tháng, nhờ vào các tấm pin mặt trời và khí sinh học mà họ đã lắp đặt. Họ chọn bỏ sử dụng tiện nghi tủ lạnh, thay vào đó, là xây dựng một tủ mát bằng đất, bằng cách đào một khoảng vuông trong nhà bếp, lót gạch và đặt một chậu bùn bên trong. Sau đó, họ lấp đầy cát xung quanh, độ ẩm này giữ cho thực phẩm tươi ngon trong ít nhất một tuần.

Khu rừng xung quanh nhà Hari và Asha là nơi sinh sống của nhiều loài chim, bướm và động vật khác nhau. Trái cây và rau củ quả thu được trải qua quá trình phát triển tự nhiên. Công cụ duy nhất mà cặp vợ chồng sử dụng là chiếc xẻng. Sau 7 năm chung sống, Hari và Asha tin rằng kiến trúc đất bùn cùng lựa chọn trở về thiên nhiên giúp họ tăng cường sức khỏe tinh thần và thể chất.

3/ Dragana Kojičić

Mud House Construction for your Home | Mud House Contractor Builder in India | Mud House Cottage Construction Cost India's ! Mud housing is the key ! Mud House Construction making a

Dragana Kojičić, một kiến trúc sư người Serbia tiên phong trong nghề thuật xây dựng bùn đất cổ xưa đã kết hợp giữ đổi mới và truyền thống.  Mặc dù xây dựng bằng đất là phương pháp đã bị lãng quên từ lâu nhưng các vấn đề về môi trường đã đưa nó trở lại trọng tâm của ngành xây dựng. Dragana Kojičić cho rằng nhờ giữ nhiệt mà bùn đất có khả năng làm mát vào mùa hè và ngăn lạnh vào mùa đông. Kiến trúc này chống lại hỏa hoạn, động đất, bão, và các thảm họa thiên nhiên khác ở bất kỳ đâu trên thế giới.

Là một nguồn tài nguyên có sẵn, đất rất rẻ và được sử dụng làm vật liệu xây dựng kể từ buổi bình minh ở tất cả các nền văn minh. Hơn nữa, như Kojičić chia sẻ, xây dựng bằng đất bùn mang đến cảm giác sảng khoái tuyệt vời do sự tiếp xúc trực tiếp với trái đất. Theo thần thoại Hy Lạp, trái đất là hình ảnh thu nhỏ của người Mẹ vĩnh cửu, và cuối cùng, chẳng phải tất cả chúng ta cũng trở về với cát bụi hay sao.

Upoznajte Draganu Kojičić, ženu zbog koje je gradnja zemljom ponovo aktuelna u Srbiji - Plezir

Bằng kinh nghiệm thực tế lẫn tài liệu cổ xưa, Kojičić đã chứng minh những ngôi nhà bằng bùn đất có thể được tái chế toàn bộ, từ sàn đến trần. Với tính thẩm mỹ mộc mạc, nhưng màu sắc bắt mắt của đất mang đến trải nghiệm thị giác độc đáo. Cô cũng thường trang trí trên tường bằng những đồ dùng làm từ đất, và thiết kế mở với những ô cửa rộng để không gian hòa vào thiên nhiên.

Các đặc tính của đất, cũng như chất dẫn xuất của nó, bùn trộn với rơm hoặc trấu đã được các nền văn hóa cổ đại biết đến và thực hành. Ở Ai Cập, bùn được sử dụng để xây nơi lưu trú cho bồ câu, tại Yemen là các tòa nhà cao tầng, cung điện Algeria, thậm chí Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc cũng được làm một phần bằng đất. Bùn đất cũng được sử dụng để xây dựng công trình tín tưỡng tôn giáo. Hia ngôi làng chính thống ở Ečka và Botoš tồn tại cho đến ngày nay là nhờ sử dụng bùn đất. Khi tìm hiểu sâu kỹ điều này, Dragana Kojičić hy vọng các kiến trúc sư đương đại sẽ tôn vinh nó bằng chính bàn tay của mình.


 
Back to top