Bí mật hạnh phúc của 5 quốc gia trên thế giới
Hạnh phúc là gì? Là được yêu khi trẻ, toại nguyện khi đứng tuổi, dư dật khi về già và có tiền ở mọi lứa tuổi? Trước khi bạn có “định nghĩa hạnh phúc” của riêng mình, hãy khám phá quan niệm về hạnh phúc của 5 quốc gia dưới đây.
1. Ấn Độ: Hạnh phúc là tri thức
Ấn Độ là vùng đất thánh, quốc gia ấy giàu có lên bởi di sản triết học phong phú và những tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới. Nhiều vị thánh, bậc thầy, thiền sinh và triết gia đã suy ngẫm về ý nghĩa cuộc sống và hạnh phúc trong hàng ngàn năm, dẫn đến sự phát triển của vô số tín ngưỡng và tôn giáo tâm linh.
Mỗi người dân Ấn Độ có một tiêu chuẩn khác nhau về hạnh phúc. Upanishad, thánh điển vô cùng quan trọng của Ấn Độ giáo, nói rằng hạnh phúc được tạo ra bởi tri thức vô hạn. “Sự thật là đề tài của khoa học, khoa học là đề tài để nghiên cứu, nghiên cứu dựa trên lòng tôn trọng, lòng tôn trọng dựa trên sự tập trung, và lần lượt, tất cả đều phụ thuộc vào hạnh phúc. Hạnh phúc được tạo ra bởi kiến thức vô hạn”. Sự thừa nhận về nhận thức và kiến thức được gọi là “moksha”.
Upanishad dạy chúng ta rằng một khi bạn là chính mình, bạn không còn bị yếu tố khách quan, như lợi ích vật chất, phản chiếu lên hạnh phúc của bản thân. Hành trình hạnh phúc bắt đầu bằng cách nhìn vào chính con người mình và tự giác hơn.
2. Bhutan: Hạnh phúc được cân đo theo định nghĩa riêng
Nằm khép mình trên dãy Himalaya, Bhutan được ví von là “Vương quốc hạnh phúc” hay “Thụy Sĩ của phương Đông”. Quốc gia này đã phát minh “chỉ số hạnh phúc” như thước đo sự tiến bộ của một đất nước dựa trên sự hài lòng và hạnh phúc của người dân, thay vì đo lường sự giàu có lẫn tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Khi bạn hỏi một người Bhutan rằng họ có vui không, rất có thể họ sẽ nói với bạn rằng “chắc chắn có”.
Nhưng nếu Bhutan là “Vùng đất nuôi dưỡng hạnh phúc” thì tại sao quốc gia này được xếp hạng là quốc gia hạnh phúc thứ 97 trên giới giới (theo UN World Happiness Report)? Đó là vì xã hội phương Tây đo lường hạnh phúc dựa trên các chỉ số khách quan như GDP (Tổng sản phẩm quốc hội), hỗ trợ xã hội, tuổi thọ trung bình, tự do cá nhân, lòng vị tha hay không tham nhũng…
Ở Bhutan, hạnh phúc của họ không được đo lường theo những chỉ số trên. Thay vào đó, hạnh phúc của họ được đo lường theo bốn trụ cột chính: bảo tồn môi trường, bảo tồn văn hóa, quản trị văn minh và phát triển kinh tế xã hội bền vững, công bằng.
3. Nhật Bản: Hạnh phúc thành hình từ nghệ thuật
Có thể bạn đã từng nghe đến một thuật ngữ tiếng Nhật “wabi-sabi”. Wabi-sabi là niềm tin bắt nguồn từ Thiền tông mang ý nghĩa “vẻ đẹp là những điều không hoàn hảo, vô thường và dở dang”. Thật khó để định nghĩa tâm hồn bí ẩn của wabi-sabi nhưng khái niệm rộng về triết học Nhật Bản chính là sự chấp nhận vô thường và tính thiếu sót.
Wabi-sabi đóng vai trò lớn trong nghệ thuật và thẩm mỹ Nhật Bản, trong đó có đề cập đến vẻ đẹp thanh lịch của sự mộc mạc, đơn giản, tự nhiên và yếu tố không hoàn hảo có trong tất cả các vật thể tự nhiên lẫn nhân tạo. Nhưng làm thế nào để điều này có mối tương quan đến hạnh phúc?
Hiểu triết lý wabi-sabi cho phép chúng ta nắm lấy khuôn hình thế giới không hoàn hảo như vốn có của nó và thừa nhận một điều rằng nó có thiếu sót nhưng vẫn sở hữu nét quyến rũ nhất định. Wabi-sabi đi tìm kiếm sự cân bằng trong cuộc sống và sự hài lòng. Chúng ta học cách chấp nhận lỗi lầm của mình, hiểu rằng chúng ta không bao giờ có thể kiểm soát sự thay đổi, vì thế phải học cách sống và buông tay.
4. Đan Mạch: Hạnh phúc là “hygge”
Đan Mạch luôn đứng đầu bảng xếp hạng hạnh phúc thế giới trong bảy năm liên tiếp và liên tục được xếp hạng là ba quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Những yếu tố làm nên một Đan Mạch khiến mỗi người phải ao ước, đấy là: chính phủ ổn định, mức tham nhũng thấp, giáo dục và chăm sóc sức khỏe chất lượng cao. “Hygge” là phong cách sống đặc trưng, là niềm tự hào và cũng là bí quyết hạnh phúc nổi tiếng của người Đan Mạch.
Để trải nghiệm “hygge”, bạn phải luôn ý thức tìm niềm vui trong những điều nhỏ nhặt và đơn giản của cuộc sống, chẳng hạn thưởng thức một tác trà với cuốn sách mà bạn yêu thích, hay dừng lại ở cửa hàng hoa, ngắm nghía những bông hoa cúc đang nở rộ dưới ánh nắng sáng mai ấm áp.
Hygge được tích hợp rất nhiều trong tâm lý và văn hóa Đan Mạch. Amazon có trên 900 cuốn sách và hygge và Instagram có hơn 4,4 triệu hashtag “hygge” và sẽ tiếp tục tăng nhanh chóng. “Hygge” nhắc nhở chúng ta hãy sống chậm lại, học cách trân trọng những điều bé nhỏ trong cuộc sống cũng sẽ khiến cuộc sống thêm phần ấm áp, dễ chịu và hạnh phúc tối đa.
5. Trung Quốc: Hạnh phúc nằm ở lòng vị tha
Đạo Khổng (Nho giáo) đã hình thành nên tập tục và văn hóa sinh hoạt hàng ngày cho người dân Trung Quốc. Họ đề cao lòng vị tha trong nguyên tắc sống để hướng đến một cuộc đời tốt đẹp, đầy đủ và nhẹ nhõm. Nho gia còn được gọi là nhà Nho là người đã học sách thành hiền, có thể dạy bảo người đời ăn ở hợp luân thường, đạo lý… Trong số những lời dạy, Nho giáo cũng hướng con người sống nhân từ, đức hạnh hoàn hảo, đề cao lòng tốt và nhân đạo.
Khổng Tử coi tình yêu và sự tương tác giữa con người với nhau chính là bản chất con người. Điều này cũng khiến họ sống trở nên vị tha hơn. Quan tâm đến hạnh phúc người khác sẽ tạo ra một xã hội hài hòa. Lòng vị tha cũng thể hiện ở lòng hiếu thảo, một nền tảng và trụ cột trong nền văn hóa Trung Quốc cũng như các nước châu Á. Thiếu lòng hiếu thảo đồng nghĩa với sự phân rã trong bản chất con người.