Sống / Rượu

Nhà nghiên cứu Lý Đợi: JW & Sons XR 21 mang đến sự quý phái và thân thuộc

Dec 07, 2021 | By Trang Ps

Mang phẩm chất tinh hoa của hoàng gia, thương hiệu John Walker & Sons luôn tìm kiếm và tôn vinh những giá trị nghệ thuật cung đình truyền thống Việt Nam, từ đó cho ra đời John Walker & Sons XR 21 phiên bản Pháp Lam danh giá. Chúng tôi vừa có cuộc trò chuyện thân mật với nhà nghiên cứu nghệ thuật Lý Đợi để lắng nghe những chia sẻ thú vị sau khi anh có dịp thưởng thức tuyệt tác khiến giới sành điệu phải mê đắm này. 

JW & Sons XR 21 mang đến cho anh những trải nghiệm đặc biệt nào? Nó có đặc trưng gì khác so với các dòng whisky mà anh đã từng thưởng thức, đặc biệt là các dòng của JW & Sons?

Giả định rượu mà ta sẽ uống là giống nhau về công thức chưng cất và hương vị, thì việc cảm nhận từ trước khi mở hộp và mở chai cũng rất quan trọng. JW & Sons XR 21 mang đến không khí hoàng gia, từ nhà Nguyễn của Việt Nam, vì vậy mà với người Việt, tự dưng có cảm xúc về sự quý phái, thân thuộc.

Cảm xúc này bình thường ta có thể tạm quên, vì cuộc sống là một dòng chảy, hiện tại tạm che mờ quá khứ. Nhưng khi có một điểm nhấn, một khơi gợi, thì ta sẽ nhớ lại. Nhìn vỏ hộp và hoa văn của chai John Walker & Sons XR 21 – phiên bản đặc biệt tại Việt Nam – ta như được nối một nhịp cầu về kỹ thuật và nghệ thuật pháp lam tinh tuyền của cung đình. Pháp lam từng là điểm nhấn của cung đình Huế, gần như thất truyền, giờ được hồi sinh và trở thành điểm nhấn trong chai rượu có truyền thống được truyền lại từ bậc thầy chế tác Alexander Walker Đệ Nhị, quả là một kết nối kỳ lạ và hấp dẫn.

Whisky nói chung thường gắn với hình ảnh mạnh mẽ, hơi lạnh lùng, công nghiệp. Nay gặp chai John Walker & Sons XR 21 trong phiên bản pháp lam cổ điển, sự ngạc nhiên và sức hút là điều dễ hiểu. Trong việc ăn uống, như dân gian ta thường nói, “nhà sạch thì mát, bát sạch ngôn cơm”. Diện mạo và sức hút ban đầu sẽ góp vào ít nhất 30-40% sự hào hứng. Vì vậy mà, cũng là các dòng của JW & Sons, nhưng John Walker & Sons XR 21 trong phiên bản pháp lam là một cảm xúc riêng biệt. Cảm xúc này quyết định cả việc định vị về vị giác, khứu giác, cũng như sự hưng phấn về bản sắc, về quê hương.

Như anh chia sẻ, không chỉ mang đến cảm giác đặc biệt về vị giác hoặc khứu giác, JW & Sons XR 21 còn gây ấn tượng bởi thiết kế độc đáo từ đó nhấn mạnh yếu tố thị giác cũng đóng vai trò hết sức quan trọng!

Một phần câu hỏi này tôi đã trả lời ở trên. Ở đây chỉ nói về thiết kế, tôi cho rằng nó đã hiệu quả về thẩm mỹ và nhuần nhị về cảm hứng. Không phải lúc nào sự kết hợp cũng là ăn ý, hợp lý, nhằm tôn vinh lẫn nhau. Không phải lúc nào Đông – Tây, truyền thống và hiện đại, cổ điển và phá cách… cũng có thể kết hợp dễ dàng. Sở dĩ JW & Sons XR 21 và pháp lam Huế có thể kết hợp nhuần nhị như vậy là vì chia sẻ được quan niệm về sự xa hoa, quý phái. Và tất nhiên, cũng là sự tài tình của người hoạ sĩ phục hưng pháp lam trong một thiết kế tài hoa.

Thưởng rượu và thưởng thức nghệ thuật, anh nghĩ ra sao về sự kết hợp này? 

“Phú quý sinh lễ nghĩa”, “Nghề chơi cũng lắm công phu”… là đương nhiên. Mỗi đời người, cũng như mỗi quốc gia, dân tộc sẽ có những giai đoạn ưu tiên khác nhau. Có lúc chỉ cần “ăn no mặc ấm”, có lúc sẽ cần “ăn ngon mặc đẹp”. Câu hỏi của bạn cũng là câu trả lời rồi đấy, vì từ thời huyền sử Hùng Vương cho đến nay, người Việt đã từng trải qua nhiều thăng trầm, nhưng cũng không thiếu những cột mốc thăng hoa, hoàng kim. Làm bất cứ điều gì cũng vậy, nếu có thêm được lễ nghĩa, nghệ thuật… bổ sung vào thì sẽ rất tuyệt vời, bền vững.

Anh nghĩ sao về việc sưu tầm những dòng rượu như thế này trong giới thượng lưu Việt? Điều gì khiến họ không chỉ khao khát sản phẩm để thưởng thức mà còn để sưu tầm? Và nói rằng rượu là thú chơi của đàn ông thì liệu có phải “định kiến” quá không, còn về phụ nữ Việt thì sao? 

Cái gì đạt đến nghệ thuật, sự quý hiếm thì đều đáng để sưu tầm, lưu giữ. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, nếu có gì khác biệt nhất trong cộng đồng người Việt, đó chính là sự xuất hiện của các tỷ phú USD và hàng ngàn nhà sưu tập trong nhiều lĩnh vực, mà rượu quý là một trong số đó. Khi một đất nước – nhìn theo khía cạnh xã hội học – có nhiều nhà sưu tập và người chăm lo đời sống tinh thần, tâm linh xuất hiện, thì khái niệm bền vững, hưng thịnh mới bắt đầu đi vào đời sống một cách thật sự.

Đành rằng thực tế đời sống cho thấy số nhà sưu tập nam giới nhiều hơn các giới tính còn lại, trong rượu cũng vậy. Nhưng điều này đang thay đổi, khi mà trong ngành whisky nói riêng và sưu tập nói chung đang xuất hiện nhiều nữ giới, cũng như các giới tính còn lại, ở các vị trí quan trọng. Với lại, lịch sử nhân loại đã đi qua nhiều giai đoạn, có lúc mẫu hệ, có lúc phụ hệ, nên lúc này lúc kia về cần bằng và mất cân bằng giới tính, cũng là bình thường.

JW & Sons XR 21 là tác phẩm đặc biệt, lại không ràng buộc về hạn sử dụng, nên việc được chọn để sưu tập, cũng là bình thường. Biết đâu trong vài chục năm, hoặc vài trăm năm nữa, trong một cuộc trưng bày có liên quan về cung đình Huế, chai  JW & Sons XR 21 lại xuất hiện, hẳn lúc ấy sẽ là điều thú vị.

Anh mong chờ điều gì thêm ở JW & Sons XR?

Việt Nam có nhiều di sản và tác phẩm thú vị, đẳng cấp, đây là nguồn cảm hứng để JW & Sons XR 21 có thể kết nối để tạo ra các phiên bản đặc biệt khác. Riêng khía cạnh cung đình, với lịch sử ẩm thực bề thế, cũng là một gợi ý về các dạ tiệc thưởng thức các dòng whisky thượng hạn của JW & Sons nói chung.


 
Back to top