Cơn sốt Dior Air Jordan trong thị trường “resell”: Cẩn thận, có thể bạn đang mua hàng giả!
Gen Z đã không còn là nhóm tiêu dùng thiểu số trong thị tường xa xỉ. Thay vào đó, thế hệ này đang ngày càng phát triển với khả năng chi tiêu cao hơn, cùng tác động mạnh mẽ đến xu hướng tiêu dùng và những thương hiệu hàng đầu.
Không thể phủ nhận sự bùng nổ của của xu hướng tiêu dùng hiện nay, từ đó dẫn đến nhiều thứ không thể đoán trước trong thị trường. Giờ đây, hành động mua một món hàng nào đó không chỉ giới hạn trong việc muốn sở hữu nó, mà còn là kỳ vọng sẽ thu được lợi nhuận từ món hàng.
Đây quả là một khái niệm mới mẻ với các thuật ngữ như “flipping” hay “thrifting”. Những hoạt động như phát hành xổ số, đấu giá và bán lại những món đồ đã dùng (hay chưa dùng) được xem như phương thức mới để mang lại lợi nhuận.
Một trong những trang mua sắm quần áo, phụ kiện đã qua sử dụng trực tuyến lớn nhất thế giới Thred Up tiết lộ mức tiêu thụ của khách hàng đã tăng 25%. 62 triệu người dùng, mà trong số đó nhóm trên 18 tuổi 70%, ngày càng có xu hướng đầu tư vào quần áo cũ. Vào năm 2019, dữ liệu do Thred Up thu thập cho thấy 82% người Mỹ vẫn chưa thử bán đồ, mặc dù hầu hết đều cho biết rằng họ sẵn sàng làm điều này.
Có lẽ, xu hướng này được thúc đẩy bởi tư tưởng chống tư bản chủ nghĩa, ủng hộ sự bền vững từ những người mua sắm trẻ tuổi, cụ thể là Gen Z (<24), hiện đang là nhóm dùng thời trang đã qua sử dụng nhanh hơn bất kỳ nhóm tuổi nào. Việc sử dụng các món đồ “từng có chủ” không còn gắn liền với cảm giác tội lỗi hay xấu hổ. Thred Up cho biết việc mua những món đồ cũ giúp khách hàng có cảm giác thích thú hơn.
Trên thực tế, sự phát triển của thị trường bán lại xoay quanh ý tưởng “không có gì là không thể sinh lời”. Với vô số trang web và nền tảng mọi loại hàng hóa từ đồ da, quần áo, phụ kiện, đồ trang điểm, chăm sóc da, sản phẩm dành cho tóc, đồ nội thất, điện thoại di động và ô tô,… đây hiện là một trong những ngành kinh doanh thu lời nhiều nhất trên thị trường.
Được xem là một trong những lĩnh vực sôi động nhất trong thị trường bán lẻ, cộng đồng những người yêu giày thể thao không ngừng trao đổi những đôi giày với thiết kế và số lượng giới hạn. Các giao dịch có thể tạo nên thị trường trị giá 6 tỷ USD vào năm 2025 chính là một tín hiệu mạnh mẽ gửi đến tất cả các thương hiệu về sức mạnh, sự khao khát và lợi nhuận mà thị trường bán lại có thể mang đến.
Một ví dụ tiêu biểu cho những khẳng định trên chính là mẫu giày đáng mong đợi nhất 2020 – Dior Air Jordan. Được niêm yết tại cửa hàng với giá chỉ từ 2.000 – 2.200 USD tùy theo size, giá của thiết kế này đã lên đến 9.000 USD và đạt mức cao nhất với 38.000 USD trên thị trường chợ đen. Do nhu cầu quá lớn và nguồn cung cực hạn chế, hiếm ai đủ may mắn để sở hữu được một đôi Dior Air Jordan. Những cá nhân mù mờ về thị trường này sẽ không thể đoán trước rằng người mua sẽ sẵn sàng trả bao nhiêu để có được sản phẩm mà họ muốn.
Cùng với sự mở rộng của thị trường, hiện tượng trên cũng dần bão hòa khi hầu hết mọi người đều cố “hét giá” và sự xuất hiện của các sản phẩm giả mạo với độ tinh vi ngày càng cao. Chỉ tính riêng trong tháng này, một lô hàng nhái các mẫu thiết kế nổi tiếng trị giá 4,3 triệu USD đã bị cục Hải Quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ thu giữ ở Texas. Trong số 60 lô hàng vận chuyển đến cảng Hongkong, có tổng cộng 1.800 đôi giày giả, bao gồm Dior Air Jordan và nhiều mẫu Yeezy được làm thủ công kém chất lượng được gói trong bao bì sai lệch.
Theo lời Giám đốc khu vực Châu Âu của trang thương mại StockX, Derrek Morrison, “vấn đề lớn phát sinh chính là khi các nhà sưu tập hoặc khách hàng cố tìm giày thể thao thật nhưng lại mua phải hàng giả.” Theo nguyên tắc chung, hãy để ý rằng Jordan giả thường nhỏ hơn so với hàng thật, độ bóng ít hơn nhiều, đường khâu sờn, dây buộc không đồng đều và các phần chuyển không mượt mà.”
Thị trường bán lại đang chứng tỏ đây chính là mảnh đất màu mỡ tiếp theo cần được khai thác, và các thương hiệu streetwear đang làm rất tốt điều này. Nhưng còn với các ông lớn xa xỉ, họ sẽ làm thế nào và khi nào để tận dụng nó?