Nghệ thuật / Đấu giá

Sàn đấu giá Christie’s nói gì về Nhà sưu tầm gốc Việt Tuấn Phạm?

Jul 28, 2019 | By Trang Ps

Nhà sưu tầm Tuấn Phạm, chủ sở hữu bộ sưu tập các tác phẩm nghệ thuật Việt Nam vừa tham gia phiên đấu giá Christie’s tại Hồng Kông. Là một người Mỹ gốc Việt đã trao trọn tình yêu nghệ thuật cội nguồn trong suốt nhiều năm qua, ông chia sẻ những quan điểm của mình về sưu tầm nghệ thuật xa xỉ và cảm hứng Á đông trong ông. 

Trong tâm thức của Tuấn Phạm, sưu tầm nghệ thuật Việt Nam là một cuộc phiêu lưu mang tính giáo dục và tràn đầy cảm xúc. Khi trò chuyện,  niềm tự hào bộc lộ rõ trong những lời chia sẻ trầm ngâm và điềm tĩnh của ông: “Nghệ thuật Việt khởi nguồn từ lịch sử và văn hóa. Những tác phẩm không đơn giản là hình ảnh, nó kể cho bạn nghe một câu chuyện mà bạn chưa từng biết trước đó”.

Nghệ thuật Việt khởi nguồn từ lịch sử và văn hóa. Những tác phẩm không đơn giản là hình ảnh, nó kể cho bạn nghe một câu chuyện mà bạn chưa từng biết trước đó”.

Nhà sưu tầm Tuấn Phạm.

Cuộc gặp gỡ tình cờ 

Niềm đam mê nghệ thuật Việt Nam của Tuấn được châm ngòi từ một cuộc gặp gỡ tình cờ xảy ra vào năm 1990, khi ông ngẫu hứng đi bộ ngang qua một phòng trưng bày ở miền Nam Florida. Tuấn bước tới một bức tranh đề tên tác giả “Le Pho” và ký tự tiếng Trung ở phía trên. Thoạt tiên, ông nghĩ rằng, đấy là tác phẩm của nghệ sĩ Trung Quốc.

Nhưng sau đó, Tuấn Phạm mới chợt nhận ra Lê Phổ là người Việt Nam. Bức tranh trở thành tác phẩm đầu tiên trong bộ sưu tập nghệ thuật Việt Nam của ông. Kể từ đấy, có một sợi dây vô hình nào đó kết nối ông và quê nhà, để ông liên tục đắm mình trong thế giới nghệ thuật cội nguồn – nơi mà Tuấn đã sinh ra.

Tuấn Phạm sinh ra tại Việt Nam nhưng sớm sang Mỹ cùng anh trai vào năm 13 tuổi. Sau đó một thời gian, ông chuyển từ Florida đến California, nơi ông gặp vợ mình vào năm 1992. Nhà sưu tầm Tuấn Phạm thành lập công ty mang tên Phamatech, doanh nghiệp về công nghệ sinh học và phòng thí nghiệm có trụ sở tại San Diego.

‘Hành trình của tôi đã hoàn tất, và đã đến lúc để người khác bắt đầu hành trình cá nhân của chính mình’ -Tuấn Phạm

Có rất nhiều nghệ sĩ Việt Nam (sinh ra trong thế kỷ 20) sinh ra và lớn lên ở Việt Nam nhưng di cư sang Pháp và tạo dựng sự nghiệp ở đó. Tuấn cũng thực hiện điều tương tự. Luôn có một phần tính cách người Mỹ đặc trưng và người Việt điển hình trong dòng máu của ông, đó là sự pha trộn của hai nền văn hóa như những gì mà ông tìm thấy trong những tác phẩm nghệ thuật thú vị. Có lẽ, đó cũng là lý do khiến ông yêu và mê hành trình sưu tầm.

Lê Phổ (Pháp / Việt Nam, 1907-2001), Nue (Khỏa thân) . Dầu trên vải. 90,5 x 180,5 cm. Ước tính: 4.000.000-6.000.000 đô la Hồng Kông.

Cuộc đời qua những tác phẩm nghệ thuật 

Để giải thích về ý nghĩa  “giao thoa văn hóa” này, Tuấn lấy bức tranh khỏa thân của họa sĩ Lê Phổ (1907-2001) làm ví dụ. Tác phẩm được vẽ tại Hà Nội vào năm 1931. Và điều thú vị là nó khắc họa một người phụ nữ châu Âu thay vì một người phụ nữ Việt Nam. Vì việc vẽ một bức tranh phụ nữ Việt Nam khỏa thân vào những năm 1930 đồng nghĩa với việc đi ngược lại giá trị truyền thống và tư tưởng nho giáo, và khiến Lê Phô vượt xa thời đại của mình. Ảnh nude thời đại này đã được vẽ nhiều nhưng hiếm khi xuất hiện trên thị trường.

Chúng tôi gặp Tuấn trong một phòng trưng bày tại San Diego, nơi mà bây giờ, ông gọi đó là nhà. Trong hơn 30 năm qua, ông đã sưu tầm những bức tranh Việt Nam đẹp nhất thế giới từ những năm 1930 đến những năm 1980. Một số tên tuổi lớn đại diện cho nền nghệ thuật Việt Nam trong suốt thế kỷ 20 phải kể đến như: Lê Phổ, Nguyễn Phan Chánh (1892-1984), Tô Ngọc Vân (1906-1954), Vũ Cao Đàm (1908-2000),…

Lương Xuân Nhị (Việt Nam, 1914-2006), Le Pécheur et Sa Famille (Ngư dân và Gia đình) . Mực và bột màu trên lụa. 67 x 110 cm. Ước tính: 1.000.000-1-100.000 đô la Hồng Kông.

Những bức tranh trong bộ sưu tập của ông thể hiện tình yêu gia đình, tình bạn, cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam. Trong số đó phải kể đến bức tranh lụa “Fisherman and Family” (Ngư dân và Gia đình) được sáng tác vào năm 1940 bởi nghệ sĩ Luông Xuân Nhị (1914-2006). Tác phẩm mô tả cảnh thành viên trong gia đình giúp đỡ nhau giữa mọi bộn bề công việc. Đây cũng là bài học về sự trưởng thành, và khi nhìn vào đây, chúng ta cảm nhận được sự kết nối bền chặt đến khó tin.

Vũ Cao Đàm (Pháp / Việt Nam, 1908-2000), Femme Agenouillée (Người phụ nữ quỳ) . Điêu khắc đất nung. 29,5 (H) x 28,5 x 31,5 cm. Ước tính: 260.000-360.000 đô la Hồng Kông.

Tác phẩm yêu thích nhất của nhà sưu tầm Tuấn Phạm chính là Kneeling Woman (Người đàn bà quỳ gối) được sáng tác vào khoảng năm 1945 đến năm 1950 bởi nghệ sĩ Vũ Cao Đàm. Điểm đặc biệt của tác phẩm điêu khắc này là nghệ sĩ thực hiện bằng tay thay vì dùng khuôn.

Trong suốt 20 năm qua, đây là những tác phẩm mà Tuấn thích nhất nhưng bây giờ, ông quyết định bán chúng. Như ông chia sẻ: “Hành trình của tôi đã hoàn tất, và đã đến lúc để người khác bắt đầu hành trình cá nhân của mình”.

Nguồn: Christie’s


 
Back to top