Boeing công bố khoản lỗ kinh ngạc 2,4 tỷ USD Mỹ, Gulfstream mới là hãng hàng không tăng trưởng ấn tượng
Trong khi Boeing chỉ có thể bán 20 máy bay thương mại, thì Gulfstream đã bán 32 máy bay riêng cực kỳ sang trọng cho khách hàng.
Nếu bạn hỏi bất cứ người nào về tên nhà sản xuất máy bay lớn nhất nước Mỹ, hầu hết mọi người đều không do dự trả lời rằng đó là Boeing. Nhưng trong Quý 2 năm 2020, công ty từng là nhà sản xuất máy bay lớn nhất thế giới trong nhiều thập kỷ qua đã đánh mất đà phát triển với hàng loạt vấn đề về chất lượng và sự ra mắt chậm trễ.
Sự cố của hai chiếc 737 Max, sau đó là một chuỗi các vấn đề không dứt như việc chậm trễ ra mắt, vá lỗi các máy bay gặp trục trặc, đã gây thiệt hại hàng tỷ USD cho công ty, đồng thời làm suy giảm đi lòng tin cậy về sự an toàn của những mẫu máy bay mới nhất của hãng cũng như chất lượng thương hiệu.
Theo SCMP, cũng tương tự như tác động nguy hiểm với con người, đại dịch cũng đánh vào công ty với những khó khăn thử thách lớn hơn nhiều. Với việc du lịch liên lục địa gần như bế tắc và nhu cầu nội địa giảm mạnh, các hãng hàng không đang bán những chiếc máy bay họ không còn cần nữa và ngừng mua máy bay mới.
Đối với Boeing, cộng thêm những rắc rối sâu sắc, điều này dẫn đến một cuộc khủng hoảng lớn. The Wallstreet Journal đưa tin vào ngày 29/7 rằng Boeing đã công bố khoản lỗ đáng kinh ngạc 2,4 tỷ USD Mỹ trong Quý 2 và có kế hoạch thu gọn hơn để tiết kiệm chi phí, đồng thời điều chỉnh theo thực tế mới về nhu cầu ít hơn trong những năm tới. Khi một thương hiệu đánh mất niềm tin, đặc biệt là trong một lĩnh vực nhạy cảm như du lịch hàng không, khách hàng sẽ rời đi. Họ để trống toàn bộ phân khúc, và họ để lại các thương hiệu cụ thể.
Khi mọi người không cảm thấy an toàn, họ không đi du lịch. Họ có thể cảm thấy không an toàn vì họ không tin tưởng một thương hiệu máy bay cụ thể, và đặc biệt là trong những thời điểm chưa từng có này, họ sợ rằng họ có thể bị nhiễm virus corona tại sân bay hoặc ngay trong chuyến bay. An toàn, trước đây từng là điều tất yếu, nay trở thành nhu cầu xa xỉ một khi nó không còn được xem là phổ biến. Và điều này gây ra nhiều hậu quả.
Trong quý 2 năm 2020, một sự thay đổi mang tính cách mạng đã xảy ra. Boeing đã mất vị trí số một với tư cách là nhà sản xuất máy bay hàng đầu ở Mỹ cho thương hiệu Gulfstream của General Dynamics. Trong khi Boeing chỉ có thể bán 20 máy bay thương mại, thì Gulfstream đã bán 32 máy bay riêng cực kỳ sang trọng cho khách hàng.
Trong khi Boeing chỉ có thể bán 20 máy bay thương mại, thì Gulfstream đã bán 32 máy bay riêng cực kỳ sang trọng cho khách hàng.
Đây quả là điều chưa từng có trong lịch sử hàng không, khi một công ty máy bay tư nhân vượt qua một nhà sản xuất máy bay thương mại lớn, cho thấy sự tin tưởng và an toàn đã trở thành những động lực có giá trị cao như thế nào. Các thương hiệu xa xỉ phải tạo ra lượng giá trị cực lớn cho người tiêu dùng của họ, và ngay bây giờ trong ngành hàng không, họ có thể làm điều đó thông qua sự an toàn. Trong thời gian dịch bệnh truyền nhiễm bùng phát, cảm nhận về sự an toàn sẽ rất khác biệt khi bạn có thể tự mình đi du lịch với người thân hay di chuyển trong điều kiện chật chội gần người lạ trong chiếc máy bay lớn.
“Nhu cầu về hàng không tư nhân trên toàn thế giới đang ở mức cao nhất. Ở nhiều nơi, không thể có được máy bay.”
Trên thực tế, ý tưởng về việc tránh xa khỏi đám đông là một trong những động lực tiềm ẩn của sự xa xỉ. Nhiều người vẫn nghĩ rằng vị thế xã hội là lý do chính để mua hàng xa xỉ, nhưng các yếu tố tiềm ẩn khác lại là các thành phần giá trị quan trọng hơn nhiều. Nhận thức về việc được bảo vệ khỏi những người bình thường khác là một trong những lý do chính khiến mọi người trả mức giá đáng kể cho hàng hóa và dịch vụ cao cấp.
Điều này rất quan trọng vì hầu hết các thương hiệu xa xỉ chủ yếu tập trung sự chú ý vào các khía cạnh hữu hình và bỏ bê lý do tại sao khách hàng lựa chọn. Họ tập trung vào các tính năng và quên mất câu chuyện đằng sau. Đại dịch đã phơi bày điều này rõ ràng.
Nhu cầu về hàng không tư nhân trên toàn thế giới đang ở mức cao nhất. Ở nhiều nơi, khách hàng không thể tìm được máy bay tư nhân để di chuyển. Ngược lại, nhiều máy bay thương mại đang bay trống vì thiếu khách hàng và số lượng chuyến bay, điển hình là Mỹ khi con số này luôn ở mức thấp.
Khi không có niềm tin và không có cảm giác an toàn, sẽ không có giá trị tạo ra. Không có giá trị tạo ra sẽ không có nhu cầu. Ngược lại, hàng không tư nhân là một hạng mục nhìn thấy nhu cầu cao hơn vì giá trị cực đoan mà nó tạo ra bằng cách bảo vệ hành khách của mình.
Tất cả các thương hiệu xa xỉ có thể học hỏi từ điều này. Khủng hoảng luôn là cơ hội để các thương hiệu xa xỉ tập trung sự chú ý của họ vào các yếu tố thúc đẩy giá trị tiềm ẩn. Vì vậy, hiểu rõ cơ chế chính xác của việc tạo ra giá trị cực đoan chưa bao giờ quan trọng hơn như lúc này.