Sotheby’s dưới thời tỷ phú Patrick Drahi có ý nghĩa thế nào với giới nghệ thuật toàn cầu??
Thế giới nghệ thuật vốn đa chiều, sự kiện một Nhà đấu giá Sotheby’s có tuổi đời 275 năm tuổi, được niêm yết trên sàn chứng khoán nay đã trở thành tài sản riêng của Patrick Drahi sau khi chi trả 3,7 tỷ đô la Mỹ có ý nghĩa gì với giới nghệ thuật? Câu trả lời sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dài bên dưới.
Được mệnh danh là “ông lớn” hàng đầu trong lĩnh vực đấu giá, môi giới, sưu tầm trang sức, bất động sản, Sotheby’s cuối cùng đã về tay ngài tỷ phú Patrick Drahi. Ông trùm truyền thông Pháp không ngần ngại thâu tóm Sotheby’s với giá 3,7 tỷ USD, một con số được cho là không quá lớn so với tầm và thế của người đàn ông giàu có bậc nhất Israel.
Được thành lập ở Anh và có trụ sở ở New York, Sotheby’s suốt những qua đã làm tròn bổn phận của một “cây cầu vàng” thần kỳ, giúp kết nối những người làm nghệ thuật và tác phẩm của họ đến với thế lực giàu có và siêu giàu có trong xã hội. Sotheby’s có quy mô tổ chức bao gồm ba đơn vị riêng biệt: tài chính, đấu giá và giao dịch. Do đó, việc Sotheby’s vào tay Patrick tạo ra sự phân nhánh trong ngành công nghiệp.
Với giá 3,7 tỷ đô la Mỹ, thương vụ sở hữu Sotheby’s có ý nghĩa gì với Patrick Drahi và Thế giới nghệ thuật?
Sotheby’s về tay Drahi tạo nên cuộc cạnh tranh công bằng với Christie’s
Bất cứ nơi nào có báu vật quý hiếm, những đơn vị như Sotheby’s và đối thủ của họ, là Christie’s, sẽ nhanh chóng đến nói chuyện với nhà sưu tập và đề nghị họ thanh lý tài sản ấy. Trước khi về tay Patrick, Sotheby’s là công ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng khoán còn Christie’s thuộc sở hữu của tỷ phú người Pháp Francois Pinault.
Vì thế, Sotheby’s buộc phải công bố công khai chi tiết tình hình tài chính nghiêm ngặt theo quy định, trong khi Christie’s chỉ phải báo cáo doanh thu 2 năm/lần. Điều này khiến chuyên gia dễ dàng đánh giá hoạt động kinh doanh của Sotheby’s là xấu hay tốt, còn tình hình kinh doanh của Christie’s lại khó phân tích hơn. Việc tỷ phú Patrick Drahi mua lại Sotheby’s cũng đánh dấu thời điểm bắt đầu một cuộc cạnh tranh công bằng giữa hai nhà đấu giá nổi tiếng.
Sotheby’s buộc phải công bố công khai chi tiết tình hình tài chính nghiêm ngặt theo quy định, trong khi Christie’s chỉ phải báo cáo doanh thu 2 năm/lần
Không giống như hàng hóa thông thường, các tài sản thay thế bao gồm tác phẩm nghệ thuật, đá quý, đồ cổ cũng như các tạo tác có giá trị tương đương thường có xu hướng bị chi phối bởi cảm xúc. Hơn thế nữa, người ta không thể xác định rõ doanh thu chính xác mà nhà đấu giá lừng danh như Christie’s và Sotheby’s có thể xoay chuyển. Thực tế, dựa vào bảng công khai tài chính của Sotheby’s, đơn vị này chỉ có lãi trong một số năm, đặc biệt vào năm 2014, lợi nhuận giảm (thấp hơn 15%), mặc dù doanh thu tăng.
Thị phần trên toàn thế giới của Sotheby’s đã giảm nhẹ từ 26% năm 2010 xuống còn 25,8% vào năm 2013. Trong khi thị phần của đối thủ Christie’s lại tăng từ 26% năm 2010 lên 29,5% vào năm 2013. Chiến lược cạnh tranh quá gay gắt khiến hai hãng lâm vào tình trạng chịu thiệt, họ liên tục giảm chi phí hoa hồng cũng như đưa ra hứa hẹn vượt khả năng nhằm mua được các tác phẩm đáng giá.
“Việc mua lại Thread Genius và sự bổ sung Richard, Ahmad và Andrew vào Sotheby’s, đã thúc đẩy một số sáng kiến liên quan đến việc nắm bắt và sử dụng dữ liệu chiến lược để cải thiện quy trình nội bộ và cung cấp nhiều dịch vụ hơn cho khách hàng. Chúng tôi đã hợp nhất tất cả các hoạt động liên quan đến dữ liệu của chúng tôi dưới một mái nhà, điều này sẽ thúc đẩy sự đổi mới và mang lại lợi ích cho cả đội ngũ nội bộ và khách hàng của chúng tôi.” – Jennifer Dory, Trưởng phòng Chiến lược & Phát triển
Theo một báo cáo thường niên được công bố bởi UBS Group và Art Basel, thị trường nghệ thuật được định giá 67.4 tỷ USD vào năm 2018. Nhưng ngoài bức tranh màu hồng mà kẻ ngoài cuộc đơn giản nhìn thấy, sự cạnh tranh khốc liệt giữa Christie’s và Sotheby’s khiến phí gửi hàng 10% – 15% bắt đầu được miễn bỏ.
Trong một số trường hợp, một lô hàng đặc biệt lớn thường được nhà đấ giá cung cấp chi phí bảo hiểm đi kèm. Điều đó có nghĩa rằng, nhà sưu tập có thể mang về nhà nhiều hơn so với giá bán cuối cùng mà hai bên đã thỏa thuận. Điều này giải thích cho lý do vì sao Sotheby’s trải qua một năm bán hàng xuất sắc nhưng tăng trưởng lợi nhuận lại thấp hơn.
Sotheby’s dưới thời tỷ phú Patrick Drahi sẽ là một câu chuyện khác?
Khi tỷ phú Patrick Drahi lên tiếng mua lại nhà đấu giá 275 năm tuổi, hầu hết trong ngành công nghiệp hàng tỷ đô này không biết ông ta thực sự là ai. “Nổi tiếng một cách riêng tư”, Drahi – con trai của hai giáo viên toán học dường như đã tạo nên đế chế giàu có khổng lồ qua con đường trí tuệ chắc chắn nhưng không kém phần liều lĩnh. Người ta đồn rằng, ông trùm truyền thông Pháp từng bắt đầu cuộc đời không gì hơn ngoài khoản vay 9.000 USD thời sinh viên, nhưng rồi, ông lật ngược ván bài đen tối và trở thành tỷ phú xuất chúng. Bởi vậy, khi giá cổ phiếu của Sotheby’s giảm gần 40% trong một năm, đó là yếu tố thu hút một nhà đầu tư sắc sảo như Drahi.
“Phần lớn mọi người sẽ không biết ông ấy là ai.” – chuyên viên môi giới Brett Gorvy nói vói tờ NewYork Times
Drahi sinh ngày 20 tháng 8 năm 1963 tại Ma Rốc, mang quốc tịch Pháp, Bồ Đào Nha và Israel. Ông ta gọi thị trấn cao nguyên Zermatt, Thụy Sĩ là nhà. Những người siêu giàu như Drahi thường để tại vết tích tài sản của mình ở những nơi ông đi qua, nhưng thậm chí, khi thâu tóm Sotheby’s, các đại lý tư nhân và nhà sưu tầm nghệ thuật không biết ông ta là ai. Sau tất cả những đồn đoán, người ta được biết Drahi sở hữu những tác phẩm nghệ thuật của Picasso, Matisse, Chagall và các bậc thầy Pháp từ thế kỷ 19 là Gericault và Delacroix.
Dưới thời của tỷ phú Drahi, Sotheby’s như vừa khoác lên một chiếc áo mới, vừa khoác lên một phong độ hoàn toàn mới. Vị tỷ phú này từ chối bình luận thêm về việc mua lại Sotheby’s. Ông ta cũng không muốn thực hiện bất cứ thay đổi to lớn nào đối với nhà đấu giá và quản lý hiện tại cũng sẽ ở lại.
“Sotheby’s là một khoản đầu tư dài hạn của gia đình trong một ngành công nghiệp ông có nhiều đam mê” – Arthur Dreyfuss, người phát ngôn của Drahi
Ông ta có niềm tin nhất định đối với CEO Tad Smith. Dưới thời Smith, Sotheby’s đã được hiện đại hóa, mở rộng các sáng kiến kỹ thuật số, mua lại công ty tư vấn nghệ thuật Art Agency với 85 triệu USD và thậm chí khởi động trí tuệ nhân tạo Thread Genius. Làm việc với các nhà khoa học, Sotheby’s nhanh chóng sở hữu một công cụ đề xuất dựa trên công nghệ AI.
Việc Sotheby’s không bị chịu áp lực báo cáo tài chính nghiêm nghặt khiến hãng linh hoạt trong việc ưu tiên tăng trưởng dài hạn và bền vững so với lợi nhuận ngắn hạn. Dưới thời của Drahi, Sotheby’s hẳn sẽ được viết lên một câu chuyện khác!