Nghệ thuật

Art Republik Vietnam ra mắt ấn phẩm số 5: Trong mắt kẻ si

Jul 12, 2023 | By Nguyen Huu Hon

Chọn chủ để Eye of the beholder – Trong mắt kẻ si, Art Republik phác thảo một phần của bức tranh về Những nhà sưu tầm nghệ thuật

Bạn đọc thân mến,

Thị trường nghệ thuật Việt Nam đã trải qua những bước tiến dài kể từ sau Đổi Mới. Trong khi còn đang chờ đợi những vun đắp cơ bản cho hạ tầng cơ sở, những thành phần tham gia vào thượng tầng kiến trúc bên trên như nghệ sỹ, nhà nghiên cứu, môi giới, và sưu tập đã chủ động có những bước cải thiện điều kiện nền tảng và nhận thức trong hành động của chính mình, cũng là góp phần vào cải tiến cho cả thị trường.

Với tựa đề “Trong mắt kẻ si”, Art Republik kỳ 5 tập trung soi rọi vào một bộ phận quan trọng trong thị trường nghệ thuật: nhà sưu tập. Họ là những kẻ yêu và si tác phẩm đủ nhiều để tạo ra sức cầu, yêu và si nghệ sỹ đủ để trở thành nhà bảo trợ, yêu và si cái đẹp, cái lạ đủ nhiều để truyền lửa cho chúng cháy tiếp. Nhưng cái yêu, cái si đó có hoàn toàn chủ quan, hay nó còn chịu ảnh hưởng của những quy luật, tính toán, tác nhân ngoại cảnh nào khác? Mục Chuyên đề lần này chia sẻ những góc nhìn, kinh nghiệm và bài học từ một số nhà sưu tập thuộc các thế hệ khác nhau: nhà sưu tập Nguyễn Thiều Quang (bộ sưu tập Quang San), Dominic Scriven (bộ sưu tập Dogma), Lê Hải Đức (bộ sưu tập Thanh Uy), Hoàng Anh Tuấn (“Người sưu tập”) và Đỗ Viết Tuấn. Thế hệ sưu tập-bảo trợ nghệ thuật trong thế kỷ 21 giờ đây đã có đủ trang bị về kiến thức, công cụ và đội ngũ hỗ trợ chuyên môn để đào sâu nghiên cứu và chia sẻ về bộ sưu tập của họ với cộng đồng, trao cho chúng cuộc sống và hơi thở vượt trên phạm vi sở hữu cá nhân nếu chiếu theo khái niệm “sưu tập có trách nhiệm”.

       

Song song với loạt Chuyên đề là những ngẫm nghĩ của Tâm Nguyễn, một nghiên cứu sinh trẻ về nghệ thuật, trong bài phản tư về giáo dục nghệ thuật, và khảo sát của Dave Willis về hiện diện của nghệ sỹ Việt trong các phòng trưng bày trong khu vực và trên thế giới.

Quay về quá khứ Đông Dương, Phạm Ngọc Trâm đi tìm lại những “tơ thanh, sợi óng, chỉ màu” của tranh thêu Việt, trong khi Sơn Ca luận về phục trang bản ngã của mỹ thuật hiện đại dưới cả góc nhìn của những người thầy Pháp tới đây và lứa học viên đầu tiên, và Tâm Phạm lần theo những dấu chân sáng tác của André Maire, họa sỹ du hành đã từng sống và giảng dạy ở cả Hà Nội, Đà Lạt và Sài Gòn.

Theo dòng thời gian, nhóm Tản Mạn Kiến Trúc đúc kết những quan sát về hiên nhà truyền thống Nam bộ. Con mắt hiện thực chiến tranh đau đáu của cố họa sỹ đất Huế Bửu Chỉ được gợi mở trong bài luận “Ta phải thấy mặt trời”. Ta cũng rút ra những chiêm nghiệm về hình thức và thị giác trong tranh sơn mài hậu hiện thực xã hội chủ nghĩa của Công Kim Hoa.

Ở mảng đương đại, ấn phẩm kỳ này có một phân tích về tính cổ điển hiện hữu trong tranh hiện thực của Trần Việt Phú, đồng thời đề cập những cách tiếp cận phá cách của các nghệ sỹ điêu khắc Đỗ Hà Hoài, Vũ Bình Minh và Trần Trọng Tri. Chúng ta cũng có dịp đào sâu vào thực hành giao thoa giữa sáng tác và ứng dụng của Xuân Lam, kỹ thuật in nắng của nhiếp ảnh gia Phạm Tuấn Ngọc, cùng những trăn trở, phơi bày về đa dạng căn tính và bản sắc trong triển lãm cá nhân đầu tay của Hà Minh.

Nhìn ra quốc tế, sử gia nghệ thuật Iola Lenzi có bài thu hoạch sắc sảo về triển lãm nhiếp ảnh Đông Nam Á tại Phòng trưng bày Quốc gia Singapore. Lưu Bích Ngọc thuật lại diễn biến tham gia sôi nổi của tập thể nghệ sỹ Việt tại documenta fifteen. Vũ Mạnh Đức góp một cái nhìn về Berlin Biennale 12, một sự kiện tầm cỡ lần đầu tiên được đồng giám tuyển bởi một người Việt Nam.

2023 là một năm đặc biệt với nhiều mốc sự kiện và thay đổi lớn về mặt kinh tế-chính trị-xã hội, vốn là chất xúc tác cần thiết cho nghệ thuật phản tư. Trong bối cảnh đó, xu thế “sưu tập có trách nhiệm” đã và đang tạo lập ra nhiều diễn ngôn đối thoại về nghệ thuật giữa những thành phần tham gia thị trường. Và chúng tôi mong muốn Art Republik sẽ tiếp tục làm cầu nối cho những trao đổi đa chiều ấy diễn ra ngày một mạnh mẽ hơn.

Xin chúc các bạn sức khỏe và đam mê.

Ace Lê

****************************************************

Dear readers,

The Vietnamese art market has walked great strides post-Renovation. While awaiting foundational improvements to the infrastructure, the participants in the marketplace like artists, researchers, agents and collectors have made certain adaptations for their own benefits, and also for the market’s as a whole.

Titled “Eye of the beholder”, Art Republik #5 sheds light on a critical component of the art market: collectors. They are the ones with enough love and passion for the artworks to create demand for such, for the artists to be their patron, and for the beautiful and the weird to fuel their existence. But are such love and passion subjective, or also subject to other rules, calculations or environmental factors? This edition’s Feature section presents perspectives and stories from various collectors representing different generations: Nguyen Thieu Quang (Quang San collection), Dominic Scriven (Dogma collection), Le Hai Duc (Thanh Uy collection), Hoang Anh Tuan and Do Viet Tuan. The 21st century collector-patron is now well-equipped with knowledge, tools and available expertise to conduct in-depth research and share their collection with the public, breathing life into such to go beyond individual ownership, in a concept called “responsible collecting”.

Going hand in hand with the Feature section are Tam Nguyen’s critical thoughts on art education, and Dave Willis’ survey of Vietnamese artist representation in regional and international galleries.

Back to the Indochine past, Pham Ngoc Tram looks for the “thin silk, shiny fibre, vivid coloured threads” of Vietnamese embroidery art, while Son Ca discusses the self-fashioning in modern art through the cases of both the French art teachers and the first batch of students here, and Tam Pham traced the footsteps of André Maire, the travelling painter/teacher who ever lived in Hanoi, Dalat and Saigon.

As history etches on, fascinating observations are made on the traditional verandah architecture of Southern homes. The pain-induced philosophies of the late Hue artist Buu Chi are introduced in the essay “To bask under the sun”. We also draw the formal and visual developments in Cong Kim Hoa’s lacquer works post-socialist realism.

In the contemporary sphere, this edition analyses the inherent classical characteristics found in Tran Viet Phu’s realist paintings, and the fresh approaches in sculpture by practitioners Do Ha Hoai, Vu Binh Minh and Tran Trong Tri. We also dig deeper into the semi-applicability in Xuan Lam’s practices, the solar photogram techniques by Pham Tuan Ngoc, and the pondering on the diversity of identity and individuality as manifested in Ha Minh’s first solo exhibition.

Zooming out of Vietnam, art historian Iola Lenzi gives us a sharp review on the Southeast Asian photography exhibition at National Gallery Singapore. Luu Bich Ngoc narrates the colourful participation of Vietnamese artists at documenta fifteen. And Vu Manh Duc looks back at Berlin Biennale 12, the first mega show with a Vietnamese co-curator.

2023 is a special year with major milestones and economic-political-social changes, a necessary catalyst for critical art. Amidst such a backdrop, the “responsible collecting” wave has been and is empowering many platforms for dialogues on art among market participants. And we hope that Art Republik will continue to play our part in bridging such multi-perspective exchanges to take place ever more constructively.

We wish you health and passion.

Ace Le
* Ấn phẩm Art Republik Việt Nam kỳ 5 ra mắt với 4 phiên bản bìa. Độc giả có thể lựa chọn phiên bản bìa yêu thích nhất.
– André Maire, “Sous les cocotiers aux bords du Mékong” (Dưới rặng dừa bên bờ Mekong) / André Maire, “Sous les cocotiers aux bords du Mékong” (Under the coconut palms on the bank of Mekong river)
– Tú Duyên, “Kiều” (1965) / Tu Duyen, “Kieu”
– Bửu Chỉ, “Nhật Nguyệt” / Buu Chi, “Sun-Moon”
– Hà Minh, “Gấu lập thể” / Ha Minh, “Cubist bear”

* Mời bạn đặt mua ấn phẩm Art Republik tại: https://bit.ly/Order_ArtRepublikVietnam


 
Back to top