Nghệ thuật / Nghệ sĩ

Danh họa Philip Guston: Từ lối vẽ hình tượng đến trừu tượng và ngược lại

Aug 07, 2020 | By Trang Ps

Philip Guston (1913 – 1980) nổi tiếng với những bức họa đậm dấu ấn hoạt hình sắc sảo và đa dạng chủ đề từ sinh hoạt ngày thường đến châm biến chính trị, đặc biệt là Richard Nixon, tổng thống thứ 37 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và là tổng thống Mỹ duy nhất từng từ chức. Sự nghiệp của Guston nhận được sự tán dương mạnh mẽ trên toàn cầu.

PG58_color

Danh họa Philip Guston. Ảnh: Barbara Sproul

Tác phẩm của Guston thường xuất hiện trong các bảo tàng quốc tế lớn, và vào ngày 30/7 vừa qua, cuộc triển lãm trực tuyến của ông đã chính thức khai mạc ở Hauser & Wirth. Bắt đầu từ năm 2021, những tác phẩm của danh họa sẽ được đưa vào cuộc khảo sát diện rộng, từ Bảo tàng Mỹ thuật Houston, Bảo tàng Mỹ thuật Boston, Phòng triển lãm Nghệ thuật Quốc gia ở Washington, DC cho đến Tate Modern ở London.

Sự nghiệp hội họa của Guston đi từ những bức tranh mang tính tường thuật đến trừu tượng, và ngược lại. Trong đó, những cột mốc triển lãm từ những năm 1930 đến năm 1980 cũng định hình nên một Philip Guston mà công chúng biết đến ngày hôm nay.

Một nghệ sĩ tự học

Lazy loaded image

Philip Guston, ‘Mother and Child’, 1930 © The Estate of Philip Guston

Sinh ra ở Montreal vào năm 1913, Guston là con út trong gia đình gồm bảy anh chị em. Cha mẹ ông là người Do Thái gốc Nga, từng trốn chạy khỏi cuộc đàn áp ở châu Âu vào đầu những năm 1900. Năm 1919, gia đình ông chuyển đến Los Angeles, nơi ông lớn lên và học trung học cùng danh họa Jackson Pollock.

Guston nhận học bổng của Học viện Nghệ thuật Otis vào năm 1930, nhưng bỏ học sau đó 3 tháng. Vào năm 1931, ông có triển lãm cá nhân đầu tiên tại nhà sách và phòng trưng bày Standley Rose. Ông đã dành vài tháng giữa năm 1934 và năm 1935 tại Morelia, Mexico để vẽ bức tranh tường trước khi chuyển đến New York vào năm 1935 để vẽ tranh tường cho Cục Quản lý Tiến độ Công trình (Works Progress Administration).

PG9_The_Struggle_Against_War_And_Fascism_1934

Philip Guston, ‘The Struggle Against War and Fascism’, Museo Regional Michoacano, Morelia, Mexico, 1934 – 35 © The Estate of Philip Guston

Lấy cảm hứng từ những họa sĩ vẽ tranh tường nổi tiếng của Mexico như Diego Rivera, Jose Clemente Orozco và David Alfaro Siqueiros cùng họa sĩ siêu thực Giorgio de Chirico, những tác phẩm nghệ thuật đầu tiên của Guston thường nổi bật với nhân vật “hoành tráng”, cơ bắp cuồn cuộn và đường cong nhấp nhô, như một cách diễn giải vấn đề chính trị và xã hội thời điểm đó.

Bức “Mother and Child” (1930) được sáng tác năm ông 17 tuổi, minh họa cho mối quan tâm ban đầu của Guston trong bối cảnh mất phương hướng. Một tác phẩm nổi tiếng của ông trong thời gian này là bức tranh tường Morelia mang tên “The Struggle Against War and Fascism” (1934–35) thu hút sự chú ý lớn của công chúng Hoa Kỳ.

Niềm đam mê vẽ hình tượng của ông tiếp tục đến những năm 1940

Lazy loaded image

Philip Guston, Martial Memory, 1941, sơn dầu trên toan.

Guston tiếp tục sáng tác những bức tranh hình tượng (figurative paintings) trong thập kỷ tiếp theo nhưng các tác phẩm mà ông thực hiện lúc này gần gũi hơn về chủ đề và quy mô. Chẳng hạn, bức họa Martial Memory (1941) mô tả một nhóm trẻ em cầm những thanh gỗ lớn, nắp thùng rác và các mảnh vụn khác. Có lẽ, danh họa đã bỏ qua màu sắc chính trị công khai của các tác phẩm trước.

Trong thập kỷ này, Guston là nghệ sĩ cư trú tại Đại học Iowa và Washington ở St. Louis. Ông cũng giữ vị trí giảng dạy tại Đại học New York và Viện Pratt. Vào năm 1958, ông nhận giải thưởng Prix de Rome và dành một năm ở Ý để nghiên cứu nghệ thuật.

Guston bắt đầu vẽ tranh trừu tượng và giới thiệu ở triển lãm cá nhân

Lazy loaded image

Philip Guston, Dial, 1956, sơn dầu trên toan.

Đầu những năm 1950, khi chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng đang ở đỉnh cao, bản thân Guston cũng bắt đầu thử nghiệm vẽ tranh trừu tượng. Những tác phẩm đầu tiên của ông trong phong cách này có các cụm màu sắc khác nhau ở trung tâm tấm toan, giống như cách tiếp cận của các nghệ sĩ như Joan Mitchell và Willem de Kooning.

Guston thường định vị những nhóm hình dạng và đường kẻ rực rỡ này trên nền hồng và xanh lam phảng phất. Vào năm 1952, ông đã trưng bày những bức tranh trừu tượng mới mẻ này ở một triển lãm cá nhân tại Phòng trưng bày Peridot, New York.

Tác phẩm của Guston nhận nhiều ý kiến trái chiều tại các triển lãm bảo tàng lớn tại New York

Lazy loaded image

Philip Guston, Flatlands, 1970, sơn dầu trên toan.

Guston có triển lãm lớn đầu tiên tại Bảo tàng Guggenheim, New York năm 1962, và triển lãm này lần lượt xuất hiện tại Amsterdam, Brussels, London và Los Angeles. Phóng viên, nhà phê bình nghệ thuật của tờ New York Times – Stuart Preston, đã gọi triển lãm tại Guggenheim men theo chuyển biến quan trọng của Guston từ nghệ thuật tượng hình sang trừu tượng.

Bốn năm sau, nghệ sĩ có một cuộc trưng bày mới tại Bảo tàng Do Thái ở New York. Nhà phê bình Hilton Kramer đã viết trên tờ New York Times rằng triển lãm năm 1966 của Guston thể hiện ông là một người hạn chế về cảm xúc và không xứng đáng là một ứng cử viên cho triển lãm sắp đặt tại Bảo tàng Do Thái. Nghệ thuật của ông ấy thiếu chiều rộng và chiều sâu để duy trì.

Lazy loaded image

Philip Guston, Painting, Smoking, Eating, 1973, sơn dầu trên toan

Năm 1967, Guston chuyển đến Woodstock, New York, nơi ông trau dồi loạt từ vựng hình ảnh và biểu tượng để chuẩn bị cho các tác phẩm tương lai. Chẳng hạn, ông bắt đầu vẽ những nhân vật trùm đầu, trong đó đề cập đến Ku Klux Klan (hội kín cổ xúy thuyết người da trắng thượng đẳng, gây ra nhiều bạo lực ở Mỹ) vào năm 1968 và tiếp tục xuất hiện trong các tác phẩm của ông cho đến khi ông qua đời vào năm 1980.

Bầu không khí chính trị của Hoa Kỳ vào những năm 1960 cũng tác động lớn đến sự thay đổi hoàn toàn của nghệ sĩ, vì ông thấy đó là mối quan tâm mà ông không thể bỏ qua. Ông từng nói: “Chiến tranh, những gì xảy ra với nước Mỹ, là sự tàn bạo của thế giới.”

Vào những năm 1970, Guston tạo ra từ vựng trực quan riêng biệt

Lazy loaded image

Philip Guston, Untitled, 1980, acrylic trên giấy.

Thuốc lá, giày, nhãn cầu mở rộng, chân tay và các hình thức ít rõ ràng hơn khác đã tạo nên phong cách tranh của Guston ở giai đoạn này. Ông có thiên hướng vẽ màu hồng, đỏ, xanh dương. Tuy nhiên, những bức họa này nhận được ít lời khen từ các nhà phê bình khi lần đầu tiên trưng bày tại Marlborough Gallery ở New York vào năm 1970. Cùng năm đó, ông rời Hoa Kỳ để ghé thăm Học viện Mỹ ở Rome, nơi ông thực hiện một loạt tác phẩm tập trung và phong cảnh nước Ý.

Khi trở về Woodstock sau 8 tháng ở nước ngoài, Guston bắt tay thực hiện bộ series đầu tiên hoàn thành năm 1971, với những bức vẽ hoạt hình châm biếm tổng thống Richard Nixon.

PG72_Source_1976

Philip Guston, ‘Source’, 1976 © The Estate of Philip Guston.

Sau vụ bê bối chính trị Watergate từ năm 1972 đến năm 1974 buộc Richard Nixon phải từ chức, họa sĩ vẫn tiếp tục những bức vẽ bổ sung lấy cựu tổng thống làm tâm điểm, cũng như một số bức tranh mang tính biểu tượng khác như San Clemente (1975) nổi bật với bàn chân to băng bó đề cập đến cơn sốt tổng thống bị thất sủng. Những tác phẩm này không được trưng bày công khai trong nhiều thập kỷ.

1980_PG_002

Guston trong studio của mình, 1980. Ảnh: Sidney Felsen, Gemini G.E.L.

Sau khi danh họa qua đời vào năm 1980, tác phẩm của ông được trưng bày rộng rãi hơn. Ngày nay, công chúng có thể thụ hưởng hội họa của Guston tại Museum of Modern Art, Whitney Museum ở New York, Tate ở London, Smithsonian American Art Museum ở Washington, D.C và nhiều tổ chức lớn khác trên thế giới. Kỷ lục đấu giá 25,8 triệu USD của ông được thiết lập tại Christie’s năm 2013 cho bức tranh trừu tượng To Fellin (1958) và gần đây là tác phẩm Smoking II với 7,65 triệu USD ở sàn đấu giá Phillips, New York năm 2019.

artnews


 
Back to top