ART & LIFE

Dedy Sufriadi: Người vẽ cái đích thực giữa những cái hỗn mang, ngớ ngẩn

Jul 31, 2020 | By Trang Ps

“Trước khi có mong muốn thay đổi và làm đẹp thế giới, chúng ta phải cởi mở trong việc nhìn nhận và đánh giá chính mình.” – Dedy Sufriadi

REDEMPTION SONG. 150 cm X150cm. Acrylic, marker, oil stick, và bút chì trên toan năm 2018/

Những năm 1960 đã chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ trong bối cảnh nghệ thuật Indonesia, phản ánh sự tiến hóa chính trị và xã hội của đất nước. Đó là Thời kỳ Dân chủ Hướng dẫn (từ năm 1957) bắt đầu chuyển tiếp sang Trật tự mới (phát kiến của tổng thống Sakarno) vào năm 1966, đánh dấu giai đoạn xáo trộn nhất trong lịch sử hiện đại của quốc gia. Dẫu thế, nghệ thuật, văn học và các cuộc tranh luận về mối quan hệ dân tộc, chủng tộc và tình dục vẫn đấu tranh và phát triển không ngừng bất chấp ngột ngạt.

Nhìn thoáng qua thị trường nghệ thuật Indonesia hôm nay chắc chắn sẽ khiến những người ít quen biết về lịch sử quốc gia nghi ngờ, vì bối cảnh tự do hiện tại của nó không có dấu vết áp bức rõ ràng. Tuy nhiên, ngay cả khi dân chủ hóa, việc khai thác chiều sâu trong nhiều tác phẩm nghệ thuật của Indonesia nhanh chóng cho thấy chúng thường gắn liền với các yếu tố xã hội, chính trị, tôn giáo, qua đó nhấn mạnh nghịch cảnh của nhiều năm qua. Điều này được thể hiện rõ ràng và độc đáo trong những bức họa của Dedy Sufriadi.

Dedy Sufriadi: Người vẽ cái đích thực giữa những cái hỗn mang, ngớ ngẩn

INTO THE WILD. 200 cm X 200cm. Acrylic, marker, oil stick, và bút chì trên toan năm 2018.

Sinh năm 1976, quan điểm nghệ thuật của Sufriadi đã chuyển hướng kể từ khi anh bước vào đại học ở tuổi 20 (1995). Những năm tháng cấp 3, giảng dạy nghệ thuật mà anh tiếp nhận chủ yếu thông qua chủ nghĩa hiện thực. Việc không tiếp xúc với những phong cách nghệ thuật đa dạng khác đã làm sai lệch hướng giả định của anh với ý tưởng rằng “nghệ thuật chân chính nên thực tế”.

Art Pleasure, 200 x 200 cm, 2013

Hiện tại, những tác phẩm nghệ thuật mang chữ ký Sufriadi khác xa với những gì mà anh từng hiểu về nghệ thuật. Quá trình tự thân làm sáng tỏ nghệ thuật trong những năm tháng đại học là một trong những chất xúc tác đưa anh lên hàng đầu trong bối cảnh nghệ thuật đương đại của Indonesia.

Low art high cost, 200 x 200 cm. Acrylic, marker, oil stick, và bút chì trên toan năm 2018.

Thoáng nhìn qua những bức tranh khổ lớn của Sufriadi, người ta bắt gặp trạng thái hỗn mang và rối rắm có chủ đích, được thể hiện qua gam màu mạnh mẽ, dòng chữ nguệch ngoạc hay hình ảnh đặc trưng của phong cách biểu hiện, một dấu ấn nổi loạn riêng mang tính biểu cảm cao của các nghệ sĩ Yogyakarta. Học hỏi kỹ thuật từ họa sĩ người Indonesia – Affandi và nghệ sĩ người Mỹ Jean-Michel Basquiat, Sufriadi quan tâm nhiều đến triết học của Chủ nghĩa Hiện sinh, nhấn mạnh vào sự tổng hợp kinh nghiệm tự chủ của mỗi cá nhân.

Chia sẻ với Art Republik/Luxuo, Sufriadi thẳng thắn: “Khoảng hơn 10 năm nay, tôi đã nghiên cứu về Chủ nghĩa Hiện sinh. Nó mở ra cho tôi những quan điểm khác nhau về thế giới, đặc biệt là văn hóa Indonesia.”

Dalai Lama, Paradox Our Age #2. Acrylic, bút permanent trên canvas, 200 x 200cm, 2013.

Anh nói thêm về tình trạng thiếu tự do trong việc bày đạt ý tưởng của các nghệ sĩ Indonesia trước năm 1998. Hiện tại, khi nền nghệ thuật đất nước đã bước vào bình minh mới, những hạn chế và tổn hại cũ vẫn có ảnh hưởng gợn sóng đến ngày nay, mà chính Sufriadi đã trải nghiệm.

Chuỗi cạnh tranh của Sufriadi bắt đầu khi anh lọt vào danh sách chung kết của Giải thưởng Philip Morris Indonesian Art Awards từ năm 2000. Cuộc thi Jogjakarta 20 Mei là một chiến thắng lớn không chỉ đối với bản thân nghệ sĩ mà cả toàn bộ quan điểm nghệ thuật của Indonesia, đánh dấu thời điểm sẵn sàng của đất nước để chấp nhận các hình thức nghệ thuật thay thế và được giới thiệu ở sân khấu toàn cầu.

Kể từ năm 2015, sau khi giành giải thưởng lớn tại Young Art Taipei, Sufriadi bắt đầu đặt mục tiêu đưa nghệ thuật của mình đến các khu vực phương Đông và thế giới. Bắc Kinh (Trung Quốc) là điểm dừng chân tiếp theo trong triển lãm cá nhân sắp tới của anh.

Bây giờ (và hơn bao giờ hết), Sufriadi đầu tư nhiều hơn vào những xung đột của bản thân. Anh đã quen với niềm tin rằng các động lực cho những thay đổi bên ngoài, trước hết và quan trọng nhất, phải được bắt đầu thông qua việc hướng nội.

Bây giờ (và hơn bao giờ hết), Sufriadi đầu tư nhiều hơn vào những xung đột của bản thân. Anh đã quen với niềm tin rằng các động lực cho những thay đổi bên ngoài, trước hết và quan trọng nhất, phải được bắt đầu thông qua việc hướng nội. Trước khi có mong muốn thay đổi và làm đẹp thế giới, chúng ta phải cởi mở trong việc nhìn nhận và đánh giá chính mình. Giống như thế hệ tiền nhiệm vẫn luôn phát huy sáng tạo nghệ thuật qua những vùng đất khó khắn, Sufriadi sẽ kiên định tính nhiệt thành trong hành trình trở thành nghệ sĩ chân chính, thông qua một loạt các tác phẩm thể hiện thông điệp mở đường.


 
Back to top