House Of Luxe: Sự hoàn mỹ của nội thất ánh bạc
Nếu nội thất bằng vàng mang đến sự sang trọng, thì nội thất có tông màu lạnh từ chất liệu crôm, nhôm, thép không gỉ hay mạ bạc lại mang đến sự quyến rũ theo một cách độc đáo khó cưỡng lại.
Đắm chìm trong vẻ lấp lánh quyến rũ của crôm, kẽm và thép không gỉ
Theo How to Spend It, sức hấp dẫn của những kim loại không chỉ nằm ở tính trường tồn theo thời gian mà còn ở cách phong thái vui tươi trong kết cấu, hình thức, cách trang trí, mà không quá cầu kỳ, nổi trội.
Max Radford, nhà sáng lập phòng trưng bày Max Radford ở phía đông London chia sẻ, “Với ông, kim loại bạc xuất hiện rất nhiều trong đời sống, đặc biệt trong thời buổi nhân loại tiến bộ”. Tại phòng trưng bày, Max giới thiệu khá nhiều triển lãm nội thất hợp tác cùng nhiều Nhà thiết kế, chẳng bạn buổi trưng bày cho Metallurgy từ Lewis Kemmenoe, với hàng loạt đồ nội thất bằng gỗ ghép với kim loại. Hay buổi trưng bày tác phẩm của Amelia Stevens, người có tác phẩm bằng thép không gỉ là giao thoa của kiến trúc, đồ nội thất và nghệ thuật, bao gồm gạt tàn điêu khắc, đệm đỡ sàn và chân cột.
Thép không gỉ, một loại vật liệu công nghiệp nổi tiếng với độ bền và khả năng tái chế, thường gắn liền với những người theo chủ nghĩa thực dụng. Rõ ràng là vậy, ngày nay, ai lại không có một bộ dao kéo bằng thép rẻ tiền trong ngăn kéo? Mặc dù các tác phẩm nội thất ánh bạc có thể dễ tìm thấy, ít quý hơn vàng, ít hiếm hơn các nguyên liệu khác, nhưng chính sự quen thuộc sáng tạo nên thủ công lại mang đến giá trị riêng.
Trong triển lãm cá nhân đầu tay của mình, A Room on East 79th Street, tại Phòng trưng bày Emma Scully, New York, năm ngoái, Pouf Copenhagen đã giới thiệu những tác phẩm mới đẹp mắt bao gồm bàn ăn Four Man Punch bằng thép không gỉ và kính và bàn cocktail Emergency Best Friend, được chế tạo chủ yếu từ các tấm thép không gỉ.
Những người sáng lập Studio HAOS, Sophie Gelinet và Cédric Gepner chia sẻ: “Đâu đó, có một sự sang trọng đặc biệt nằm ở khả năng thể hiện hoặc khơi gợi cảm xúc với chất liệu hạn chế”. Kim loại càng khiêm tốn thì nhà thiết kế càng tập trung vào hình dạng. “Mục tiêu của chúng tôi là thoát khỏi việc sản xuất công nghiệp hàng loạt, bằng cách đó, tôi tin rằng chúng tôi giải quyết được những mối quan tâm quan trọng của thời đại chúng ta.”
Vào năm 2023, studio có trụ sở tại Lisbon đã sản xuất bảy tác phẩm mới chỉ sử dụng hai vật liệu: tấm kẽm và ống nhôm phủ sáp. Gepner cho biết vật liệu nhôm có thuộc tính nhẹ, dễ cắt và có thể tái chế, đồng thời “có các sắc thái khác nhau từ mảnh này sang mảnh khác, đây là đặc điểm quan trọng của các thiết kế”. Hình dáng của đồ nội thất được định hướng bởi vật liệu – và bộ đôi này đã thử nghiệm các vị trí khác nhau để làm nổi bật sự tĩnh lặng, các họa tiết lặp đi lặp lại do nhôm tạo ra.
Trong khi đó, một cái tên khác, EJR Barnes đã phát triển phong cách đánh bóng đạt được độ phản chiếu giống như bạc thật. Barnes cho biết: “Những lớp hoàn thiện này mang lại sự ấm áp và thơ mộng hơn những gì bạn mong đợi từ thép không gỉ, vốn được coi là cứng và lạnh”. Để tăng thêm độ mềm mại, anh đục lỗ vào chân bàn ăn bằng thép để làm sáng hơn vẻ ngoài của các tấm kim loại, và háo hức, “Đó là một chi tiết nhỏ không có tính trang trí quá cao ,nhưng đã nâng tạo tác lên khỏi vẻ ngoài của công nghiệp thuần túy”.
Tương tự, nhà thiết kế người Colombia Natalia Criado đã sử dụng các điểm nhấn bằng đá đầy màu sắc cho bộ đồ ăn mạ bạc của mình để mang lại vẻ đẹp nữ trang trong dáng hình công nghiệp. Các tác phẩm của cô bao gồm một hộp đựng sữa bằng kim loại được trang trí bằng một quả cầu đá lapis lazuli đơn giản và một chiếc đĩa thủ công có điểm nhấn bằng đá nham thạch.
Bộ sưu tập Duality Objects lấy cảm hứng từ các đồ tạo tác thời tiền Colombia (nghệ thuật thị giác của người dân bản địa vùng Caribe từ đầu năm 7000 trước Công nguyên), từ đó tạo ra những chiếc bình hợp nhất, chẳng hạn, chiếc bình Mucura giống như hai ấm trà dính liền trộn nước nóng và nước lạnh trong một vật thể.
Nata Janberidze và Keti Toloraia, người sáng lập Rooms Studio, cũng đã khám phá di sản văn hóa địa phương. Lớn lên ở Tbilisi, Georgia, vào những năm 90, họ trải qua những thay đổi xã hội trong thời kỳ hậu Xô Viết. Với bộ sưu tập Street Series, bao gồm Silver Street Bench và Dry Bridge Daybed, họ đã mô phỏng lại và “tượng đài hóa” các đồ vật bản địa từ khắp thành phố quê hương, nơi phổ biến chủ nghĩa hiện đại và chủ nghĩa thô mộc. Janberidze cho biết: “Việc lựa chọn đúc những đồ vật này bằng nhôm liên quan đến quá trình sản xuất hàng loạt, các yếu tố kiến trúc và trang trí của Liên Xô cũ. Trong bộ sưu tập đặc biệt này, bối cảnh quyết định việc lựa chọn chất liệu.”
Nghề thủ công cũng có xu hướng định hướng việc lựa chọn chất liệu tại æquō, nơi Louisy giới thiệu cho các nhà thiết kế từ khắp nơi trên thế giới về sự đa dạng phong phú của nghề thủ công Ấn Độ, phần lớn tập trung vào đồ kim loại.
Phòng trưng bày thường tham khảo một cuốn sách có tựa đề Handmade In India, với danh sách hơn 500 nghề thủ công. Họ làm việc với một xưởng mạ bạc ở Jaipur, để tạo ra chiếc bàn Dyad lớn, tạo ra những tấm che nổi bật có Bidriware – một loại hình nghệ thuật khảm kim loại cũ – với họa sĩ minh họa Boris Brucher và giới thiệu nhà thiết kế người Pháp Wendy Andreu với một người bán hàng rong ở Mumbai vốn từng làm việc trước đây trong một dự án hộp cơm trưa sáng bóng lấy cảm hứng từ những sản phẩm thép không gỉ.
Louisy, người đầu tiên làm việc với anh em nhà Campana ở São Paulo, cũng đã tự mình tạo ra các đồ vật cho phòng trưng bày. Chân nến mạ crôm, ghế đẩu bằng nhôm, ghế và đèn sàn dày dặn, cùng tay cầm bằng đồng mạ crom tạo nên bộ sưu tập Tavit, trưng bày các thành phẩm đạt được sau khi đúc bằng khuôn cát.