ECOXURY: Trào lưu mua sắm đồ cũ tác động ý thức toàn cầu
Tại Thụy Điển, trung tâm mua sắm đồ cũ ReTuna đã được thành lập vào năm 2015 và tạo ra doanh thu 1,1 triệu USD vào năm 2018. Đơn vị này không những góp phần giảm thiểu rác thải, ngăn chặn 20 triệu tấn khí CO2 mỗi năm mà còn lan tỏa thói quen mua sắm bền vững cho các quốc gia khác trên toàn cầu.
Trong thời đại hôm nay, khi sự thức tỉnh về tính bền vững được truyền thông gần như mỗi ngày và mỗi giờ trên toàn cầu, những định kiến về mua sắm đồ cũ vẫn len lỏi trong tâm thức người tiêu dùng. Việc tiêu thụ hàng hóa không ngừng của chúng ta đã khiến thiên nhiên ngày càng cạn kiệt và loài người cần chịu trách nhiệm về hành động thải CO2 vào khí quyển.
Theo nghiên cứu, có ít hơn 1% quần áo trên thế giới được tái chế, và hơn một nửa rác thải tiêu dùng kết thúc vòng đời tại bãi rác. Chỉ riêng tại Mỹ, có tới hơn 130 triệu tấn rác thải được chôn lấp mỗi năm.
Hướng đến việc giảm thiểu rác thải và thúc đẩy cuộc sống bền vững, dự án trung tâm mua sắm đầu tiên bán những hàng hóa được tái chế đã được mở cửa tại phía Đông Thụy Điển. Tại đây, trải nghiệm mua sắm đồ cũ được mô phỏng một cách rõ ràng.
Trả tiền cho món đồ tái chế
Mở cửa lần đầu tiên vào năm 2015, trung tâm thương mại ReTuna được coi là ý tưởng cấp tiến, sau đó tạo nên làn sóng mua sắm “second-hand” mang lại hy vọng mạnh mẽ trong cuộc chiến chống lãng phí trên toàn cầu. Anna Bergström, quản lý ReTuna chia sẻ: “Ban đầu, tất cả đều tự hỏi liệu điều này có thể kéo dài trong bao lâu. Dù gì đi nữa, tôi nhận thấy nhiều doanh nhân đã nắm bắt cơ hội”.
Mọi rủi ro như đã được đền đáp xứng đáng. Hồi năm ngoái, doanh thu của trung tâm thương mại này đạt 11 triệu SEK (khoảng trên 1,1 triệu USD). Bergström tự tin cho rằng doanh nghiệp sẽ tiếp tục tăng trưởng vào năm 2019.
ReTuna giống như những trung tâm mua sắc thông thường, tươi mới, sạch sẽ và hết sức rộng rãi. Nơi đây cung cấp cho người tiêu dùng tất cả các loại hàng hóa và nhãn hiệu từ cao cấp như Michael Kors, Gucci, Apple đến các thương hiệu bình dânn khác. Mọi thứ đều ở trong tình trạng tốt, nhưng đã qua sử dụng.
ReTuna thuộc sở hữu của bộ phận tái chế của thành phố, hợp tác với trung tâm tái chế bên cạnh nhằm giải cứu các mặt hàng mới từ bãi rác mỗi tuần. Bát cứ mặt hàng nào còn giá trị tiềm năng sẽ được chia cho các chủ cửa hàng với mục đích bán lại hay tái chế thành các mặt hàng mới.
Với tư cách quốc doanh, ReTuna thúc đẩy tinh thần kinh doanh địa phương, với 9/11 cửa hàng trong đó thuộc sở hữu của công ty tư nhân. Theo kinh nghiệm làm việc nhiều năm tại các trung tâm mua sắm, Bergström cho rằng doanh nhân xã hội cần tư duy định hướng để có thể thành công. Họ cùng nhau quản lý để tạo ra một doanh nghiệp ổn định và giờ đây, mọi người đều yêu thích ý tưởng “second-hand” này. Họ không loại các mặt hàng khỏi kho dựa trên hồ sơ bền vững của nhà sản xuất đầu tiên. Họ thà bán một sản phẩm tương tự lần thứ 2 thay vì mua những mặt hàng mới mỗi lần.
Gần đây, một nhà hàng và trung tâm hội nghị đã được mở cửa tại trung tâm thương mại và Bergström đang lên kế hoạch mở cửa một siêu thị bền vững mới.
Tác động toàn cầu
Khái niệm trung tâm thương mại “second-hand” đã khiến thành phố Eskilstuna của Thụy Điển nhận được sự chú ý và quan tâm của công chúng trên toàn cầu. Tuy nhiên, tác động của ReTuna ngoài Eskilstuna có lẽ là điều thú vị hơn cả. Nó đã tái định hình quan điểm về hàng hóa qua sử dụng và truyền cảm hứng cho các dự án tương tự trên phạm vi quốc tế, bao gồm các dự án từ xa ở Úc, California, Thụy Sĩ, Bỉ và Vương quốc Anh.
Ở Thụy Điển, 4 đô thị khác nhau đang lên kế hoạch và chiến lược từ sáng kiến tương tự, trong khi các nước làng giềng như Na Uy sắp sửa ra mắt trung tâm mua sắm đồ cũ ở thị trấn Hamar vào tháng 04/2020. Maria Saeterdal Remor, quản lý trung tâm tại Hamar, chia sẻ: “ReTuna đã chứng minh các trung tâm “second-hand” cũng có thể tạo nên thành công về mặt thương mại”. Theo đó, mô hình Hamar tương tự như ReTuna, hoạt động dưới sự hợp tác với bộ phận tái chế địa phương. Mục tiêu sau cùng của thương hiệu là giảm thiểu tối đa chất thải bằng cách tái sử dụng mọi thứ.
Giải cứu thế giới vẫn có thể tạo ra lợi nhuận
Dấu chân lãng phí ở các quốc gia phát triển và giàu có đang gia tăng ở mức đáng báo động. Số liệu chính thức từ Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh cho thấy, con người đang tiêu thụ tài nguyên nhanh hơn bản thân trái đất có thể tái tạo, và với tốc độ như thế này, cần ít nhất 4 hành tinh như trái đất để đáp ứng nhu cầu tham lam của con người.
Trong cuộc chiến chống rác thải, Thụy Điển làm tốt hơn bất cứ quốc gia nào. Họ tái chế khoảng một nửa rác thải đô thị, so với 34% ở Mỹ, và chỉ gửi 1% rác thải đến bãi rác. Ước tính, giao dịch trực tuyến hàng hóa đã qua sử dụng trên các trang web tại Thuỵ Điển vào năm 2018 đã góp phần ngăn chặn hơn 20 triệu tấn khí nhà kính xâm nhập vào bầu khí quyển, tương đương với lượng carbon hàng năm của hơn 2,2 triệu người châu Âu. Điều này đã khuyến khích và tạo động lực cho Bergström, Saeterdal Remoe, chủ cửa hàng và khách hàng trung thành của họ.
(Theo CNN)
Tại Việt Nam, bạn đọc có thể theo dõi về dự án Ecoxury – một chương trình được khởi xướng của LUXUO.VN và nhiều thương hiệu xa xỉ, nhằm thực hiện hành trình xê dịch và lan toả tinh thần sống xanh thông qua các không gian điểm đến. Dự án được khởi động vào tháng 8.2019