Đằng sau cuộc đối đầu Ford v. Ferrari tại Le Mans: Hai người đàn ông, một cuộc chiến vĩ đại
Câu chuyện có thật đằng sau ‘Ford v. Ferrari’ và Le Mans năm 1966.
Tất cả bắt đầu sau khi một thỏa thuận kinh doanh chuyển hướng xấu. Năm 1963, Henry Ford II, “the Deuce”, muốn Ford Motor Company tham gia vào các đường đua. Vấn đề duy nhất là: Ford không có một chiếc xe thể thao nào trong đội xe của mình.
Và Deuce nghĩ rằng cách nhanh nhất để có được điều đó là mua lại Ferrari, sau đó công ty xe đua này chỉ bán các loại xe đua hợp pháp để có thu nhập đầu tư ngược lại cho các đường đua.
Nghĩ là làm, Ford phái một tùy tùng đến Modena, Ý, để thực hiện thỏa thuận trên với Enzo Ferrari. Công ty Mỹ lúc này ra đề nghị 10 triệu USD, nhưng khi các cuộc đàm phán gần kết thúc, Ferrari đã bỏ qua một điều khoản trong hợp đồng rằng Ford sẽ có quyền kiểm soát ngân sách (cũng như các quyết định) cho đội đua của ông. Ferrari, được biết đến với cái tên khác là Tweets Il Commendatore, không thể chấp nhận việc đầu hàng và mất quyền tự chủ, vì vậy ông đã khước từ và gửi cho Henry Ford II một thông điệp mà Deuce không thường nghe thấy: ‘’có những thứ mà tiền của ngài không thể mua được’’.
Thay cho thỏa thuận mua bán thất bại, Ford quyết định điều hướng đầu tư và tập trung kỹ thuật nhằm trả đũa Ferrari. Ông lệnh rằng Ford sẽ có đội đua của riêng mình, với mục tiêu duy nhất là đánh bại Ferrari trong cuộc đua danh giá nhất thế giới, 24 Hours of Le Mans.
“Hai người đàn ông này rất vĩ đại’’, AJ Baime, tác giả của cuốn sách Go Like Hell: Ford, Ferrari, and Their Battle for Speed and Glory at Le Mans, cho biết. “Ở đây, bạn có một CEO nổi tiếng và quyền lực nhất nước Mỹ, Henry Ford II, đối đầu với Enzo Ferrari, người đàn ông tự ái nhất trên trái đất, nhưng xứng đáng như vậy, bởi vì ông ta là một thiên tài”
Cuộc đụng độ của những người khổng lồ này đã thúc đẩy Ford thiết kế chiếc xe đua vĩ đại nhất nước Mỹ: GT40. Là sự kết hợp kỹ thuật không ổn định của những chiếc xe đua kiểu California và chuyên môn về NASCAR, GT40 đã không thành công ở Le Mans vào năm 1964 và 1965, nhưng những đổi mới thử nghiệm táo bạo và chiến lược phanh chưa từng thấy trước đó đã khiến nó lên ngôi vào năm 1966. Trước giải Le Mans, Henry Ford II đã trao cho giám đốc đội đua Leo Beebe một ghi chú viết tay: “Tốt hơn là ông nên thắng lần này”.
Trên thực tế, GT40 Mark II 1966 thoải mái hơn bạn nghĩ. Được thiết kế để chạy đường dài, cỗ xe có chỗ ngồi mềm mại và thông thoáng. Tầm nhìn phía trước rất tuyệt vời. Bằng cách nào đó, công ty đã tạo nên không gian rộng rãi bên trong mặc bề ngoài gọn ghẽ. Nếu Le Mans năm 1966 có vòng đua dài 3.000 dặm ở tốc độ điên cuồng, thì đây là chiếc xe mà bạn sẽ muốn dùng đến. Nhưng khi bạn đề ba động cơ V8 6.99l, nó sẽ nhắc bạn nhớ lại đây thực sự là một chiếc xe đua, có khả năng đạt tốc độ của những xe đua hiện đại hơn 200 dặm/giờ và bấy giờ là thập niên 60.
Không trợ lực lái. Không phanh điện. Không hệ thống an toàn điện tử. Một trăm dặm một giờ ở số ba cho bạn cảm thấy như đang ở trong một khoang lái được gắn vào tàu con thoi, thậm chí đó mới chỉ là nửa tốc độ tối đa. Những tay đua đã điều khiển chiếc GT49 trên đường Mulsanne Straight với tốc độ 210 dặm/giờ, trong vòng 4 giờ liền vào ban đêm, trên lốp xe của năm 1966, phải thật sự dũng cảm. Hay bị điên. Hoặc thậm chí là cả hai.
Superformance GT40 Mark II là một ‘’sự tiếp nối’’, bản tái tạo hợp pháp trên đường phố của chiếc xe chiến thắng đường đua Le Mans năm 1966. Trên thực tế, chiếc GT40 Mk II đặc biệt này đã được sử dụng trong bộ phim mới Ford v. Ferrari từ câu chuyện huyền thoại. Và giống như cả Ford GT 2005-2006 và mẫu GT hiện tại được phát hành vào năm 2017, Superformance ra đời nhờ cuộc chiến giữa những cái tôi vĩ đại và bướng bỉnh trong ngành công nghiệp ô tô bấy giờ. GT40 Mk II 1966 như một chiếc xe đua hoàn hảo, thật khó để tin rằng chiếc xe bắt đầu như một nỗ lực nửa vời không chỉ không đủ mạnh mà thậm chí còn không an toàn.
Lúc bấy giờ, nhiều người có thể cho rằng Ford, một gã khổng lồ xe hơi quốc tế ở đỉnh cao quyền lực vào những năm 1960, có thể đè bẹp một công ty độc lập nhỏ như Ferrari trên đường đua, nhưng không hẳn là thế. Như vô số bài học từ các công ty xe hơi khác, tiền không trực tiếp biến thành chiến thắng.
“Họ đã đầu tư rất nhiều tiền, nhưng điều đó không đảm bảo rằng họ sẽ chiến thắng cuộc đua”, Prith Lerner, tác giả của cuốn sách Ford GT: How Ford Silenced the Critics, Humbled Ferrari and Conquered Le Mans, cho biết. “[Ford] cũng phải có đúng người để giành chiến thắng. Họ phải có thợ cơ khí, đội đua và tay đua giỏi. Đó vẫn có thể là một thất bại vẻ vang.”
Và vào năm 1964 và 1965, nó đã từng như thế. Xe đua mới của Ford rất nhanh, nhưng họ không thể tìm ra cách để nó hoạt động tốt suốt 24 giờ. Hộp số bị vỡ. Vòng đệm đầu bung ra. Thiết kế khí động học cũng gặp quá nhiều vấn đề, xe chạy ở tốc độ 200 dặm/giờ sẽ khiến bánh xe bị nâng lên. Sau khi hai chiếc GT40 không ổn định về mặt khí động học gặp tai nạn trong quá trình thử nghiệm vào năm 1964, người lái thử là Roy Salvadori đã bỏ cuộc. “Tôi phải bỏ cuộc để cứu lấy mạng tôi”, anh nói.
Và hệ thống phanh là một vấn đề rất lớn khác. Các kỹ sư của Ford đã tính toán rằng khi một tài xế đạp phanh ở đoạn cuối Mulsanne Straight tại cuộc đua Le Mans, các cánh quạt phanh trước sẽ tăng vọt lên 1.500 độ F chỉ trong vài giây, khiến cánh quạt bị hỏng. Cố gắng làm chậm một chiếc xe 3.000 pound từ 210 dặm/giờ, cứ sau ba phút rưỡi, trong 24 giờ là một vấn đề mới toanh trong đua xe.
“Dan Gurney nói với tôi rằng tất cả những gì anh làm khi lái chiếc xe đó là tránh sử dụng phanh”, Lerner cho biết. “Vào đoạn cuối Mulsanne, anh ấy đã lùi lại rất tốt trước khi phanh và chủ động chậm lại để không phải chống lại vận tốc 180 dặm/giờ trong tích tắc”. Ngay cả Carroll Shelby cũng nói với Baime: “Chúng ta đã thắng [Le Mans] nhờ dùng phanh”.
Đó là vì Phil Remington, kỹ sư của đội Ford, đã nghĩ ra hệ thống phanh thay đổi nhanh cho phép thợ máy đổi chỗ các miếng đệm và cánh quạt mới trong khi thay đổi trình tay đua, có nghĩa là họ không phải lo lắng về việc phanh vượt quá khả năng của chúng. Các đội khác đã phản đối về lợi thế trong pit-stop của GT40, nhưng không có kết quả. “Họ phàn nàn rằng chúng tôi đã phạm quy”, Baime nói. “Tuy nhiên, không có quy tắc nào”. Đó không phải là lần duy nhất mà Ford vượt qua các ranh giới.
Để đảm bảo động cơ của họ có thể tồn tại ở Le Mans, Ford đã thử nghiệm chúng trên một máy đo lực hoạt động bởi một chương trình mô phỏng hiệu suất và độ bền. Họ đã ghi lại RPM và các điểm dịch chuyển của một vòng quanh Le Mans, và sau đó có các bộ truyền động servo được điều khiển bằng máy tính, ổ đĩa điều khiển một động cơ thử nghiệm giống hệt như trong phòng thí nghiệm, thậm chí mô phỏng các điểm dừng và tắt máy định kỳ. Các kỹ sư sẽ vận hành động cơ cho đến khi nó phát nổ, kiểm tra những gì đã sai và sửa lỗi ở lần tiếp theo. Cuối cùng, khi các kỹ sư có thể tạo ra một động cơ V-8 có kích thước 6.99l chịu đựng được 2 lần đường đua Le Mans liên tục, họ mới kết luận rằng nó đủ mạnh mẽ hay không.
Và vào năm 1966, điều đó đã chứng minh khi chiếc xe số 2 của Bruce McLaren và Chris Amon làm nên chiến thắng 1-2-3 đầy kịch tính của Ford tại Le Mans. Năm sau, Ford trở lại Pháp và chiến thắng một lần nữa. Khi nắm giữ nhiều chiến thắng trong tay và Deuce đã có thể lấy lại danh dự, Ford quyết định rút khỏi gói tài trợ chính thức cho Le Mans sau cuộc đua năm 1967 nhưng vẫn giành chiến thắng trong năm 68 và 69, với những chiếc GT40 thuộc sở hữu tư nhân.
Sau đó vài năm, Ford ra mắt chiếc Mustang, giành chiến thắng tại Le Mans để hoàn toàn rũ bỏ hình ảnh mờ nhạt của thương hiệu. Một số bài học kỹ thuật của GT40 có thể đã được áp dụng cho những chiếc xe đường phố của Ford, đặc biệt là thử nghiệm độ bền do máy tính điều khiển, nhưng Ford coi Le Mans là sự kiện để quảng cáo hơn là tìm kiếm sự đổi mới.
Các nhà sản xuất vẫn sẵn sàng chi lớn cho các đội đua của thương hiệu mình. Trong thời gian thống trị gần đây của Audi tại Le Mans, công ty đã chi khoảng 250 triệu USD mỗi năm và Ferrari đã chi 500 triệu USD mỗi năm cho chương trình Công thức 1. Thật khó để nói rằng những ngân sách khổng lồ đó có chuyển thành doanh số bán xe hơi hay không, nhưng hầu hết khách hàng của Audi có lẽ chưa từng nghe đến R18 e-tron quattro, chiếc Audi cuối cùng giành chiến thắng Le Mans. Xe đua vẫn không thể thiếu đối với các thương hiệu như Ferrari, nhưng các công ty như Audi và Toyota lại khó khăn để biện hộ cho mức giá cao của mình.
Ước tính Ford đã chi hơn 25 triệu USD trên con đường chinh phục Le Mans. Họ thậm chí đã đốt 1 triệu đô la vào năm 1968 trước khi rút hỗ trợ tài chính khỏi cuộc đua. Bản thân GT40 đã bị ngừng sản xuất vào năm 1970 (Ford không có chiến thắng tổng thể tại Le Mans từ năm 1969), nhưng câu chuyện về chiếc xe huyền thoại vẫn tiếp tục.
Ba thế hệ của Ford GT
1966 Superperformance GT40 Mk II
Superformance GT40 có tới hai phần ba phần khung xe có thể hoán đổi với chiếc Le Mans năm 1966. Bạn có thể lựa chọn động cơ hiện đại hơn hoặc sử dụng động cơ nguyên thủy 6.99l, giống như chiếc đã dành chiến thắng cuộc đua đầu tiên. Tài xế cao lớn sẽ muốn mái hình Gurney để có thêm một ít khoảng không.
Ford 2005-2006
Chiếc GT đã trở lại vào giữa những năm 2000, không còn số “40” – kiểu dáng retro và một động cơ V-8 siêu mạnh 550 mã lực. Nó chẳng khác gì tên lửa hơn là chiếc xe đua, GT dù sao cũng là một trong số ít những chiếc xe hiện đại không bị khấu hao theo thời gian. Ban đầu nó có giá 150.000 USD. Bây giờ giá lên tới 216.000 USD trở lên.
Ford GT 2017 hiện tại
Tái sinh như một chiếc xe hơi nửa triệu USD, Ford GT hiện đại sử dụng động cơ V-6 tăng áp kép 3,5 lít. Nhưng động cơ EcoBoost này sản sinh 647 mã lực, hoặc trong phiên bản Mk II mới là tới hơn 700. Chỉ có 45 chiếc xe Mk II sẽ được chế tạo, nhưng đáng chú ý là lựa chọn cho nội thất: ghế dành cho hành khách.
Vào năm 2005, Ford đã phát hành một phiên bản hiện đại của GT40, Ford GT, một sự tôn kính theo phong cách retro cho dòng xe đua vĩ đại nhất của Mỹ từng được chế tạo. Nó đã (và đang) phổ biến đến mức mẫu xe, mới chỉ sau hai năm, giờ đây có thể được bán với giá cao hơn gấp đôi giá đặt chỗ ban đầu.
Vào năm 2017, Ford thậm chí còn “chơi lớn” hơn khi tiết lộ dòng Ford GT hiện tại. Có giá khoảng 500.000 USD, đó là một chiếc xe tuyệt đẹp như trong các áp phích quảng cáo, một cỗ máy như lao thẳng từ chiến thắng đường đua tại Circuit de la Sarthe. Vào năm 2016, 50 năm sau chiến thắng đầu tiên, Ford đã giành được hạng GT tại Le Mans với chiếc xe mới. Họ đã đánh bại đối thủ nào? Đó là Ferrari, với 10 giây suýt soát.
‘’Câu chuyện về Ford GT40 bao gồm tất cả những nhân vật vĩ đại ngoài đời thực gồm: Enzo, Lee Iacocca, Shelby, Henry Ford II”, Baime cho biết. “Nhưng chiếc xe cũng là một nhân vật, và nó cũng vĩ đại không kém. Đó là lý do tại sao chúng ta vẫn nói về nó sau 53 năm.”