Business of Luxury: HSBC dự báo tăng trưởng hàng xa xỉ giảm 6%
Một báo cáo của HSBC có tiêu đề “Mong đợi những điều bất ngờ” đã cung cấp những thông tin thú vị về thị trường tiêu dùng hàng xa xỉ toàn cầu.
Nhu cầu mua sắm của người Trung Quốc suy giảm, và một khi đề xuất tăng thuế hàng xa xỉ được thông qua sẽ là một thách thức cho những tập đoàn lớn toàn cầu.
Báo cáo về thị trường của HSBC gần đây được chia sẻ khắp các kênh truyền thông cũng như được gửi đến những công ty xa xỉ phẩm. Các nhà phân tích tài chính thuộc khối ngân hàng như Antoine Belge, Erwan Rambourg (đồng giám đốc điều hành của bộ phận nghiên cứu bán lẻ và tiêu dùng của HSBC) và AnneLaure Bismuth xoa dịu sự quan ngại về kinh tế toàn cầu trước vấn đề Trung Quốc, nhưng lại đưa ra dự báo thì trường hàng xa xỉ sẽ giảm nhịp từ mức tăng trưởng 9% của năm 2018 xuống còn 6% ở năm 2019 và 2020.
Các chỉ số cho thấy đây là xu hướng giảm chung của ngành, HSBC tin rằng sự giảm này sẽ có biên độ nhỏ chứ không quá mạnh, đặc biệt các tên tuổi lớn như Richemont Group, LVMH, và Kering vẫn an toàn và có thể đứng vững từ những sóng gió của thị trường.
Báo cáo của HSBC cũng nhận định: “Thị trường vẫn còn phát triển, và các công ty kinh doanh mặt hàng xa xỉ có thể tăng lợi nhuận hơn nữa. Ngành công nghiệp này đã luôn tốt đẹp trong vòng 12 tháng qua. Tất cả các quốc gia trên thế giới đều đóng góp vào mức tăng trưởng tích cực, nhưng lại không mấy bền vững”.
HSBC báo cáo tăng trưởng hàng xa xỉ sẽ chậm xuống mức 6% nhưng các tên tuổi lớn vẫn an toàn, và dự kiến khách du lịch Trung Quốc sẽ quay trở lại Paris.
HSBC dự báo sự bình ổn về tài chính tốt hơn, khả năng mở rộng và đầu tư vào thương mại điện tử sẽ là các yếu tố giữ tỷ suất lợi nhuận của các tập đoàn xa xỉ lớn như LVMH, Moncler, Richemont và Kering ổn định, ngay cả trong điều kiện thị trường biến động. Tuy nhiên, triển vọng tích cực này được đưa ra với các cảnh báo của nhà đầu tư đối với Tod’s và Ferragamo, HSBC đánh giá “định giá giao dịch không phù hợp với các yếu tố cơ bản”.
HSBC cũng chỉ ra rằng, tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng xa xỉ đến từ nhu cầu mua sắm thuộc Trung Quôc đại lục. Tuy nhiên, điều này lại không xảy ra bền vững ở các quốc gia khác, dẫn đến sự suy giảm trong bức tranh tăng trưởng chung.
Gần nhất, thị trường xa xỉ quý 4 năm 2018 ở thủ đô Paris hoa lệ là một bức trang phức tạp và hỗn loạn. Điều này đến từ làn sóng phản đối của phe áo vàng bắt đầu vào tháng 11 năm 2018.
Mặt khác, việc áp thuế hàng xa xỉ tại Bắc Kinh lại có tác động tích cực đến thị trường châu Âu. Theo thống kê của HSBC 2017, “ngành hàng xa xỉ đã chứng kiến mức giá trung bình ở Trung Quốc cao hơn khoảng 60% so với Pháp hoặc Ý và do đó, chênh lệch giá là một động lực tăng trưởng lớn ở lục địa châu Âu”.
Trong khi Cartier hay Tiffany & Co. nỗ lực mang đến một mức giá phù hợp, hoặc đôi khi chỉ chênh lệch 2% giữa Trung Quốc và phương Tây, thì áo khoác Moncler được bán với giá cao gần 48% tại Bắc Kinh.
Điều này khiến HSBC đưa ra nhận định, khách du lịch Trung Quốc dự kiến sẽ quay trở lại Paris hoa lệ, nhờ đồng Nhân dân tệ đang mạnh lên, và mức thuế hàng xa xỉ tại Trung Quốc có thể sẽ được thông qua trong năm nay. Ngoài ra, nhu cầu tiêu dùng của ngươi trẻ Trung Quốc chưa có dấu hiệu dừng lại. Mặc dù, một báo cáo từ Trung Quốc cho thấy, tỷ lệ nợ trên thu nhập của các người trẻ trưởng thành ở Trung Quốc (những người sinh từ 1990 đến 1996) đã vượt mức 1800%, với số nợ trung bình là hơn 17,000USD.
“Trung Quốc đã trở thành thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới. Một số người trẻ có tiền để dành ít ỏi nhưng họ vẫn muốn dùng hàng xa xỉ. Họ vay để chi tiêu cho những thứ như vậy, và kiểu chi tiêu quá mức này đã khiến họ sử dụng hết thu nhập hàng tháng”. – Cui Bo.
Một lý do nữa, như đã nêu trên, các quan chức Trung Quốc đang tiến dần đến đồng thuận đề xuất tăng thuế suất cho hàng hóa xa xỉ, như một cách để hạn chế người trẻ khỏi việc chi tiêu vô lý. Điều này sẽ được quyết định vào một trong hai phiên họp hàng năm. Một là cuộc họp Đại hội dân tộc quốc gia (NPC), cơ quan lập pháp hàng đầu của đất nước hoặc Hội nghị tư vấn chính trị nhân dân Trung Quốc (CPPCC), một cơ quan tư vấn cho chính phủ về một loạt các vấn đề.
GlobalTimes.cn đã trích dẫn lời phát biểu tại một tại phiên họp của Cui Bo – thành viên của Ủy ban Quốc gia Hội nghị Tham vấn Chính trị Nhân dân Trung Quốc: “Sự trỗi dậy của chủ nghĩa tiêu dùng và sùng bái tiền bạc đang đi ngược lại các giá trị truyền thống như tính siêng năng và tinh thần tiết kiệm của người trẻ Trung Quốc”.
Đề xuất tăng thuế suất hàng xa xỉ này trái ngược với việc giảm thuế VAT hoặc thuế giá trị gia tăng trên nhiều lĩnh vực bao gồm sản xuất, xây dựng, vận tải và dịch vụ, nhằm giảm chi phí đối đầu với các doanh nghiệp ngoại của những công ty Trung Quốc, đặc biệt trong cuộc chiến thương mại với Mỹ đang khiến Trung Quốc bước vào giai đoạn căng thẳng hơn bao giờ hết.
Với công ty công nghệ phát triển mạnh nhất Trung Quốc như Alibaba và Tencent, họ đã bắt đầu cung cấp mô hình cho vay kỹ thuật số để tăng tốc việc chi tiêu cho thương mại điện tử. Một số trang web thậm chí còn cung cấp dịch vụ “cân bằng chuyển khoản” hay mở một gói tín dụng mới để gộp các khoản nợ đang có. Mặc dù chưa có quyết định nào được đưa ra, nhưng có thể khẳng định đề xuất mới này sẽ là vấn đề của các thương hiệu xa xỉ phụ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc ngay cả khi chi phí vận hành thấp hơn do giảm thuế VAT.
Nhu cầu tại các thị trường khác, đặc biệt là ở Nhật Bản và châu Âu vốn đã bão hòa có khả năng hồi phục từ mức thấp của 2017 và lên cao vào 2018. Giảm hoàn thuế ở thị trường Mỹ cũng được dự kiến sẽ làm giảm chi tiêu và nhu cầu đối với hàng hóa xa xỉ.