BUSINESS OF LUXURY

COVID-19: Pernod Ricard, Tesla, General Motors và Ford chính thức bước chân vào cuộc chiến

Mar 26, 2020 | By Stephanie Nguyen

Tập đoàn rượu Pernod Ricard cùng các nhà sản xuất ô tô Tesla, GM và Ford đã bước chân vào cuộc chiến chống lại Covid-19.

Thay vì để các dây chuyền sản xuất quan trọng nằm không dưới sự ngưng đọng toàn cầu của nền kinh tế, các gã khổng lồ trên thế giới đã trao cho các nhà máy của họ ý nghĩa hoạt động khác.

Căn bệnh thế kỷ từ virus corona đang làm cả thế giới bàng hoàng vì khả năng gây viêm phổi và hội chứng suy hô hấp cấp tính nhanh chóng mặt. Các hệ thống y tế quốc gia của Mỹ, Anh và Ý đang ùn ứ với hơn 320.000 bệnh nhân. 

Vào đầu tháng Ba, Ý xác nhận có 322 trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên. Cho đến nay con số này đã tăng lên 53.578, trong số đó có 4.825 ca tử vong. Anh có hơn 5000 trường hợp mắc bệnh. Con số ghi nhận vào lúc đỉnh điểm là 1035 ca bệnh mới trong một ngày trên toàn lãnh thổ Vương quốc Anh. Số lượng bệnh nhân hiện tại đang vượt quá khả năng tiếp nhận chăm sóc của các bệnh viện.

Đại học Gây mê, Giảm đau, Hồi sức và Chăm sóc Chuyên sâu của Ý (SIAARTI) đã công bố bản hướng dẫn “phân loại bệnh thời chiến” để xác định ưu tiên lựa chọn bệnh nhân dựa trên khả năng được cứu chữa của họ, buộc các bác sĩ phải quyết định bệnh nhân nào thì điều trị và bệnh nhân nào không. Thậm chí, có những bệnh nhân đang nguy kịch trên máy thở bị buộc phải tháo máy để nhường cơ hội sống cho người khác. Nhiều bác sĩ đã rơi nước mắt. Nhưng đó là cách duy nhất để nước Ý giữ lại sự sống cho hàng ngàn người dân đang hấp hối, kìm hãm tỉ lệ tử vong đang tăng nhanh khủng khiếp.

Phó tổng thống Mỹ, Joe Biden tuyên bố: “Đây là cuộc chiến chống lại virus của toàn thế giới.”

Trước tình thế sống còn, GM và Ford đồng loạt quyết định dùng dây chuyền sản xuất của họ để sản xuất máy thở cho chính quyền, như cách người tiền nhiệm của họ từng làm. William Knudsen, cựu chủ tịch của General Motors, từng phát biểu trong cuộc chiến chống phát-xít: “Hỡi các quý ông, chúng ta bắt buộc phải thắng được Hitler.”

Trước đó, tập đoàn LVMH cũng đã ra quyết định chuyển dây chuyền sản xuất nước hoa thành nơi cung cấp nước rửa tay miễn phí cho các cơ quan y tế Pháp.

Ngày 18 tháng 03, cố vấn kinh tế của Nhà Trắng, ông Larry Kudlow, đã thông báo rằng CEO của GM, Mary Barra đã cho tập hợp tất cả công nhân nhà máy để sản xuất thiết bị y tế cần thiết. 

Rachel McCleery, phát ngôn viên của Ford cho biết: “Chúng tôi đã thảo luận sơ bộ với chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh cho các biện pháp khả thi. Điều quan trọng là tất cả chúng ta cùng cố gắng để giúp đất nước vượt qua cơn khủng hoảng này.”

Elon Musk cũng điều động Tesla tham gia cùng General Motors Co. trong nhiệm vụ sản xuất máy thở cho các bệnh viện.

Giám đốc truyền thông của Ford, Mark Truby, chia sẻ: “Với tư cách là nhà sản xuất xe lớn nhất nước Mỹ, Ford sẵn sàng giúp đỡ chính quyền bằng mọi cách có thể, bao gồm việc sản xuất máy thở và các thiết bị y tế khác.”

Trong khi chính quyền Trump chưa đưa ra lời kêu gọi chính thức, lòng yêu nước của GM đã thể hiện, gợi nhớ đến khí thế anh hùng của những nhà sản xuất ô tô tại Detroit trong Chiến tranh Thế giới II.

Nhà máy lắp ráp của Ford đã giúp giành quân Đồng minh giành chiến thắng trong Chiến tranh Thế giới II.

Thời điểm đó, khi Tổng thống Franklin D. Roosevelt kêu gọi người dân Mỹ sản xuất vũ trang để hỗ trợ cho các nước Đồng minh bao gồm Anh và Pháp, ngành công nghiệp ô tô đã chuyển sang sản xuất xe tăng và máy bay ném bom. Ford đảm nhận nhiệm vụ chế tạo Liberator, máy bay ném bom với sức công phá mạnh nhất cho Không quân Hoa Kỳ với hiệu suất một chiếc mỗi giờ. Công ty đã sản xuất tổng cộng 8.685 chiếc B-24. Nhờ có sự giúp đỡ của Ford, B-24 cho đến nay vẫn là máy bay quân sự Mỹ được sản xuất nhiều nhất mọi thời đại.

General Motors khiến quân đội Đức Quốc xã bàng hoàng với khả năng áp đảo về sản xuất của mình.

Trong trận Trân Châu Cảng, General Motors là công ty sản xuất lớn nhất trên thế giới. Khi chiến tranh kết thúc, GM trở thành nhà thầu quân sự lớn nhất, chịu trách nhiệm cho hơn 12 tỷ USD vũ khí quân sự. Nhà máy Cadillac của GM là nơi cho ra đời những chiếc xe sang trọng hàng đầu đã được dùng để sản xuất 38.000 xe tăng. Đức quốc xã đã bị áp đảo bởi sức mạnh 119.562.000 đạn pháo, 206.000 động cơ máy bay, 13.000 máy bay chiến đấu và máy bay ngư lôi, 854.000 xe tải, 190.000 khẩu đại bác, 1,9 triệu súng máy và súng tiểu liên, 3,1 triệu súng ngắn và 3,8 triệu động cơ điện. Ngày nay, trung bình một nhà máy sản xuất ô tô có thể tạo ra chỉ hơn 600 chiếc xe mỗi 24 giờ. 

Brad Pitt đóng vai Thường vụ Đại đội Don “Wardaddy” Collier, chỉ huy xe tăng của Sherman.

Bên cạnh các nhà sản xuất ô tô, tập đoàn rượu Pernod Ricard cũng đang tích cực gửi những đơn hàng đến các cơ sở sản xuất trên khắp thế giới của họ để hỗ trợ trong cuộc chiến chống lại Covid-19 này.

Alexandre Ricard, CEO của Pernod Ricard.

Alexandre Ricard, CEO của Pernod Ricard phát biểu: “Thế giới đang phải đối mặt với thử thách lớn đòi hỏi sự tập trung của các tập đoàn. Chúng tôi phải đảm bảo an toàn cho nhân viên, đồng thời hỗ trợ y tế phù hợp với khả năng của mình. Bằng cách chia sẻ nguồn lực và cung cấp các dây chuyền sản xuất mình đang có, chúng tôi đang cố gắng hết sức để giúp đỡ người dân và chính quyền địa phương. Tôi muốn gửi lời cảm ơn đến các nhân viên trên toàn thế giới đã làm việc chăm chỉ để cung cấp hàng hóa cần thiết trong thời gian kỷ lục.”

Pernod Ricard đang tận dụng mọi nguồn lực họ có trên phạm vi toàn cầu. Tại Thụy Điển và Mỹ, các nhà máy chưng cất rượu đang tích cực sản xuất nước rửa tay. Các chi nhánh tại Tây Ban Nha và Ailen sẽ hỗ trợ kỹ thuật, cơ sở sản xuất và nhân công cho chính quyền.

Họ cũng đang cung cấp 70.000 lít rượu nguyên chất cho công ty sản xuất y tế hàng đầu của Pháp, Cooper Laboratory để họ thêm nguồn lực sản xuất gel rửa tay, với số lượng khoảng 1,8 triệu lọ 50ml.

Sébastien Lucot, Giám đốc điều hành Phòng thí nghiệm Cooper nói: “Sự giúp sức của Ricard SAS giúp năng suất của chúng tôi tăng lên gấp năm lần. Chúng tôi đang tập trung hết sức để phục vụ các nhân viên y tế và người dân.”


 
Back to top