ART & CULTURE

Bí mật ẩn sau tác phẩm sắp đặt Infinity Mirror của Yayoi Kusama

Jun 11, 2020 | By Trang Ps

Vào năm 1965, nghệ sĩ Yayoi Kusama đã tạo ra một cú đột phá mới khi cho ra đời tác phẩm sắp đặt “Infinity Mirror Room: Phalli’s Field”. Tác phẩm sắp đặt quy mô lớn này thuộc triển lãm cá nhân “Floor Show” diễn ra tại Castellane Gallery, New York vào tháng 11/1965, nơi mà bà sống gần 15 năm qua.

Infinity Mirror Rooms – Yayoi Kusama: Infinity Mirrors | Hirshhorn ...

Infinity Mirror Room: Phalli’s Field

Sàn phòng gương được lót bằng những đốm phallic chấm bi trắng đỏ, Kusama tạo dáng trên sàn nhà trong bộ trang phục màu đỏ chói. Bằng cách sử dụng gương, nữ nghệ sĩ đã biến không gian cố định trở thành không gian vô cực đầy ám ảnh và ấn tượng, biến nó trở thành trải nghiệm nhận thức.

Xuyên suốt sự nghiệp của mình, Yayoi Kusama đã thiết kế hơn 20 phòng Infinity Mirror khác biệt. Mỗi tác phẩm sắp đặt đều mang đến cho người xem cơ hội lạc vào không gian ảo ảnh vô tận.

Bằng cách truy tìm sự phát triển của các tác phẩm mang tính biểu tượng này cùng với một loạt tác phẩm quan trọng khác của Kusama, chúng ta sẽ phần nào hiểu rõ tầm quan trọng của Infinity Mirror Room giữa những đổi mới ngày này với các hoạt động trải nghiệm và không gian ảo.

Từ Infinity Nets đến Infinity Rooms

Infinity Mirrored Room –The Souls of Millions of Light Years Away (2013)

Kusama trở nên nổi tiếng trong làng nghệ thuật New York vào những năm 1960, cùng thời với những nhân vật vĩ đại khác như Andy Warhol. Từ lâu, người phụ nữ này đã sử dụng nghệ thuật như phương pháp thể hiện và xử lý các vấn đề sức khỏe tâm thần (bà làm việc tại bệnh viện Seiwa Mental từ năm 1977).  Những tác phẩm của bà giúp cân bằng giữa cảm giác mâu thuẫn ngột ngạt và khao khát tìm kiếm ý nghĩa mới trong thời điểm không chắc chắn.

Vào năm 1950, Kusama đã làm việc với các hình thức trừu tượng (đặc biệt là họa tiết chấm bi sau này trở thành ‘thương hiệu’ của nữ nghệ sĩ) bằng màu nước, bột màu, sơn dầu trên giấy. Nhưng sau đó, bà quyết định phủ chúng lên các bề mặt như tường, sàn, canvas. Bà gọi chúng là “infinity nets” (lưới vô cực) và giải thích thêm rằng chúng hình thành từ những ảo giác của bà.

Infinity Mirrored Room –The Souls of Millions of Light Years Away (2013)

Sau khi sống tại Tokyo và Pháp, Kusama quyết định chuyển đến Hoa Kỳ ở độ tuổi 27. Tại đây, bà làm việc với các tác phẩm sắt đặt Infinity Mirror. Đó là những căn phòng bao quanh bởi những tấm gương có chứa bóng màu neon, treo ở các độ cao khác nhau phía trên người xem.

Đứng bên trong và trên một chiếc bục, bạn có thể quan sát thấy ánh sáng liên tục phản chiếu, các bề mặt được nhân lên tạo ra ảo ảnh về một không gian không bao giờ kết thúc. Hoặc, bạn có thể tưởng tượng như bản thân đang đứng giữa dải ngân hà lấp lánh và huyền ảo. Đến năm 1966, nữ nghệ sĩ đã thử nghiệm thành công tác phẩm sắp đặt độc lập với kích thước phòng kết hợp gương, đèn, thậm chí là âm nhạc.

Một vị khách bước vào The Souls of Millions of Light Years Away

Một quan điểm cho rằng Infinity Nets và Infinity Rooms của Kusama có cùng ý tưởng: nhân lên hoặc lặp lại. Bằng cách sử dụng gương, bà đã biến sự lặp lại mãnh liệt của các tác phẩm trên giấy và tường trước đây thành trải nghiệm nhận thức, và hơn thế nữa, đó là trải nghiệm đắm chìm trong tác phẩm nghệ thuật.

Nghệ thuật và không gian không giới hạn

Yayoi Kusama, Infinity Mirrored Room - Love Forever (1996)

Yayoi Kusama, Infinity Mirrored Room – Love Forever (1996)

Kusama bắt đầu khám phá những ý tưởng vô tận bằng cách thách thức giới hạn bốn cạnh của khung vẽ. Trước khi chuyển đến New York vào năm 1958, bà học vẽ tranh Nihonga truyền thống của Nhật Bản. Suốt thời gian đầu tại Hoa Kỳ, bà thử nghiệm kỹ thuật vẽ siêu thực như frottagedecalcomania. Tuy nhiên, chính “Infinity Nets” là thứ phân biệt Kusama với các họa sĩ còn lại. Những chiến cọ đơn màu hình lưỡi liềm kết hợp vững chắc để tạo thành hình lưới. Kusama thể hiện những bức tranh này theo cỡ lớn, không có bố cục và không có sự bắt đầu, kết thúc hay trung tâm. Bà tạo ra mạng lưới sắc tố làm mờ ranh giới không gian âm và dương. Bà chia sẻ đã làm việc không ngừng nghỉ 50 đến 60 giờ trên mỗi bức tranh này.

Yayoi Kusama – Aftermath of Obliteration of Eternity, 2009, Collection of the artist. Courtesy of Ota Fine Arts, Tokyo/Singapore; Victoria Miro, London; David Zwirner, New York. © Yayoi Kusama

Yayoi Kusama, “Aftermath of Obliteration of Eternity,” 2009

Triển lãm cá nhân được ra mắt năm 1959 của bà bao gồm 5 bức tranh “Infinity Net” đã được đánh giá cao, mà không ai khác ngoài nhà phê bình nghệ thuật Donald Judd. Năm 1961, Kusama trưng bày White xXa, một bức họa phủ chiều cao và chiều dài của một bức tường tại Stephen Radich Gallery. Toàn bộ điều này đã chuyển biến khái niệm vô cực trong thực hành hội họa của bà, từ hiệu ứng quang học sang trải nghiệm thân thể. Và rõ ràng, các bức tranh này làm tiền đề cho các tác phẩm sắp đặt Infinity Mirror về sau.

A minute of infinity at Yayoi Kusama show - amNewYork

Longing for Eternity

Dưới đây là 5 phòngtriển lãm Infinity Mirror vĩnh viễn của Kasuma mà bạn có thể ghé đến bất cứ lúc nào:

  • Infinity Dots Mirrored Room (1996), Mattress Factory, Pittsburgh, Pennsylvania
  • You Who Are Getting Obliterated in the Dancing Swarm of Fireflies (2005), Phoenix Art Museum, Phoenix, Arizona
  • Gleaming Lights of the Souls (2008), Louisiana Museum of Modern Art, HUMLEBÆK, Đan Mạch
  • Infinity Mirrored Room – The Souls of Millions of Light Years Away (2013), The Broad, Los Angeles, California
  • Infinity Mirror Room – Longing for eternity (2017), The Broad, Los Angeles, California
  • Infinity Mirror Room – Phalli’s Field (1965/2016), Museum Boijmans Van Beuningen, Rotterdam, Hà Lan.


 
Back to top