Nghệ thuật

Bí mật của tên trộm nghệ thuật vĩ đại nhất thế giới – kỳ 2

Apr 26, 2020 | By Trang Ps

Nơi ẩn náu của Stéphane Breitwieser luôn tỏa sáng lung linh với kho báu bị đánh cắp, anh ta gọi nó là “Hang động Alibaba của tôi”.

Stphane Breitwieser freaking out.

Stéphane Breitwieser đã cướp đi gần 200 bảo tàng để tích lũy bộ sưu tập nghệ thuật bí mật của mình.

Mỗi lần bước vào nơi này anh đều phát điên lên vì sung sướng. Breitwieser mô tả nó như một loại khoái cảm trong nghệ thuật. Breitwieser nằm dài trên giường, ngắm nghía món đồ trưng bày mới của mình. Bức chạm khắc bằng ngà Adam và Eva, sau hành trình kéo dài bốn thế kỷ cuối cùng cũng đã đến với hang ổ của anh, hiện diện đẹp đẽ hơn bao giờ hết. Nó sẽ được đặt ở chiếc bàn góc tường, ở vị trí mà anh ta có thế thấy nó đầu tiên mỗi khi mở mắt.Trong tuần, khi Kleinklaus đi làm, Breitwieser ghé thăm thư viện địa phương. Anh ta cố gắng học hỏi mọi thứ có thể về bức chạm khắc, ai là người đã tạo ra nó và cả những người liên quan đến, như thầy giáo, môn đồ của ông ta. Breitwieser ghi chép thật chi tiết. Anh ta đã làm điều này với hầu hết các tác phẩm mình lấy được, anh ta muốn thực sự hòa vào chúng. Trở về nhà, Breitwieser tỉ mỉ làm sạch bức điêu khắc, với xà phòng loãng và chanh, anh dùng ngón tay cái của mình di chuyển qua từng chân tơ kẽ tóc của bức tượng.

A panting of a women.

Sibylle of Cleves của Lucas Cranach the Younger, được định giá khoảng 4,8 triệu đô la, có lẽ là tác phẩm có giá trị nhất trong bộ sưu tập của Breitwieser.

Nhưng thế thôi là không đủ. Tình yêu của anh dành cho ngà voi không nhạt nhòa như vậy, thật không công bằng nếu nói rằng anh ta chỉ có một chút tình yêu và một vị trí trong tim mình. Vì vậy, Breitwieser tham khảo các tạp chí nghệ thuật và danh mục đấu giá của mình. Hội chợ nghệ thuật Zurich sắp bắt đầu. Anh ta vạch ra một tuyến đường đến Thụy Sĩ, tránh phí cầu đường để tiết kiệm tiền, và sáng sớm thứ bảy tuần sau họ sẽ lên đường.

Cả cuộc đời, những vật vô tri vô giác có sức hấp dẫn vô cùng đối với Stéphane Breitwieser. “Tôi cảm nắng chúng,” Breitwieser nói. Trước khi đến với các tác phẩm nghệ thuật thì là tem, tiền xu và cả những chiếc bưu thiếp cũ, những thứ mà anh ta đã mua nó bằng tiền túi. Sau đó là những mảnh gốm thời trung cổ mà Breitwieser tìm thấy gần các địa điểm khảo cổ, nó miễn phí.

Breitwieser nói, khi thèm muốn một món đồ gì đó, anh ta bị bủa vây và tấn công bởi những cảm xúc của mình – theo đúng nghĩa đen, nó như một cú thúc vào tim. Chỉ có điều nó làm anh ta ngây ngất. “Nhìn vào một thứ gì đó đẹp đẽ,” anh giải thích, “tôi không thể ngưng khóc. Có những người không thể hiểu điều này đâu, nhưng tôi có thể khóc vì đồ vật.”

A painting with flowers.

Tác phẩm Một cuộc đời đầy hoa của Jan van Kessel the Elder đã bị đánh cắp từ một bảo tàng làng ở Bỉ, một đất nước mà Breitwieser nói đã thu hút anh ta “như một người yêu”.

Giao cảm của anh ta với những con người thật thì ít được như vậy. Anh ta không bao giờ thực sự hiểu các đồng nghiệp của mình, hay bất cứ ai. Những trò tiêu khiển phổ biến, như là thể thao và video game có thể gây trở ngại cho anh ta. Anh ta cũng chả bao giờ hứng thú với rượu chè hay ma túy. Breitwieser có thể dành cả ngày vui vẻ một mình tại một bảo tàng – nơi anh ta từng bố mẹ thường xuyên đưa đến – hoặc các địa điểm khảo cổ học, thứ mà có hàng tá ở nơi anh ta lớn lên. Nhưng khi ở gần người khác tính khí của anh ta lại khá thất thường và dễ nổi nóng.

Breitwieser sinh năm 1971 tại vùng Alsace thuộc miền đông bắc nước Pháp, đó cũng là gốc gác của gia đình anh ta từ xa xưa. Breitwieser nói được tiếng Pháp, tiếng Đức và một chút tiếng Anh. Cha anh là một giám đốc bán hàng ở Thụy Sĩ, ngay bên kia biên giới, còn mẹ anh là một y tá. Anh ta là con một. Breitwieser tận hưởng phần lớn tuổi trẻ của mình trong một gia đình khá giả. Tên trộm nghệ thuật ấy đã từng sống trong một căn nhà rộng lớn chứa đầy đồ nội thất sang trọng – ghế bành của Louis XV, từ những năm 1700; tủ quần áo Đế chế, từ những năm 1800. Cha mẹ của Breitwieser đã hy vọng anh trở thành một luật sư, nhưng anh ta đã bỏ học sau vài năm.

countryside of alsace france

Vùng Alsace của Pháp, nơi Breitwieser lớn lên, nằm ở phía đông bắc của đất nước, dọc theo biên giới của Đức và Thụy Sĩ.

Vụ cướp bảo tàng đầu tiên của Stéphane Breitwieser đến ngay sau cuộc khủng hoảng gia đình. Khi anh 22 tuổi, vẫn sống ở nhà cùng gia đình, cuộc hôn nhân của cha mẹ Breitwieser tan vỡ. Cha anh ta rời đi và mang theo toàn bộ tài sản, Breitwieser và mẹ bị đẩy xuống tầng lớp tận cùng của xã hội, phải tìm một nơi ở mới, nhỏ hơn, không còn những món đồ cổ, thay vào đó là những đồ đạc bình dân tầm thường.

Giúp Breitwieser xoa dịu nỗi đau ấy là một người phụ nữ mà anh đã gặp thông qua một người quen, một người yêu thích khảo cổ học. Anne-Catherine Kleinklaus bằng tuổi với anh, cũng là một người hướng nội, hiếu kì và ưa thích mạo hiểm. Cô có một nụ cười ranh mãnh và mái tóc tém với sức hút không thể cưỡng lại. Họ chia sẻ niềm đam mê với các viện bảo tàng và cùng nhau đắm mình vào cái đẹp. Cuối cùng, trái tim Breitwieser cũng đã biết rung động trước một người. “Tôi yêu cô ấy ngay lập tức,” anh nói. Ngay sau sự ra đi của người cha, Kleinklaus đã đến bên anh.

Vài tháng sau, Breitwieser phát hiện được một khẩu súng lục cổ trong chuyến thăm một bảo tàng ở làng Thann của Pháp cùng Kleinklaus. Ngay tức thì, Stéphane Breitwieser đã nghĩ rằng, anh nên sở hữu một thứ gì giống vậy. Cha của Breitwies cũng từng sưu tầm vũ khí cổ, nhưng ông đã mang chúng theo khi ông rời khỏi gia đình, không buồn để lại một mảnh cho con trai mình. Khẩu súng trưng bày trên tầng hai của bảo tàng trong hộp kính, được chạm khắc thủ công một cách tinh xảo, xuất hiện vào khoảng năm 1730. Và nó đẹp hơn nhiều so với bất cứ thứ gì cha anh từng sở hữu.

Stéphane Breitwieser cảm thấy muốn sở hữu nó. Khu bảo tàng nhỏ, không có nhân viên bảo vệ hay hệ thống báo động, chỉ có một tình nguyện viên tại gian hàng lối vào. Tủ trưng bày đã mở một phần. Anh ta đang đeo ba lô và có thể dễ dàng giấu khẩu súng lục trong đó.

Con người phải biết kìm chế trước cám dỗ, anh hiểu điều đó. Đó là điều mà chính Kinh thánh đã căn dặn chứ không phải của riêng một tôn giáo đặc biệt nào. Trái tim muốn, nhưng lại luôn phải từ chối. Phải chăng đó là lý do khiến cho con người trở nên mâu thuẫn và khốn khổ, luôn phải chiến đấu với chính mình như những gì chúng ta được dạy. Như thể nó là một thứ đức hạnh.

Điều gì sẽ xảy đến nếu anh không chống lại cám dỗi, anh tự hỏi? Thay vào đó, nếu anh chấp nhận cám dỗ và giải phóng cho bản thân khỏi những áp chế của xã hội? Anh không muốn gây hại cho bất cứ ai hay làm họ sợ hãi. Anh suy nghĩ về khẩu súng và thì thầm vài điều với bạn gái.

Anne-Catherine Kleinklaus chưa bao giờ tiết lộ với giới truyền thông về mối quan hệ của cô với Breitwieser, hay bất kỳ tội ác nào của anh ta, kể cả bà Mireille Stengel mẹ của Breitwieser. Mặc dù có tồn tại các tài liệu hỗ trợ và các tài khoản được báo cáo, phần lớn câu chuyện này là dựa trên các cuộc phỏng vấn với Breitwieser. Khi anh ở trong bảo tàng, trước khẩu súng lục, câu trả lời của Kleinklaus, cách Breitwieser ghi nhớ nó, khiến anh tin rằng họ đã được định sẵn ở bên nhau.

“Hãy cứ làm đi, lấy nó.”, Kleinklaus nói. Và anh ta đã làm.

Kể từ giây phút đó, Stéphane Breitwieser phục tùng cho những ham muốn của mình một cách không thể tưởng tượng được. Mục tiêu duy nhất của anh là chạy theo cám dỗ. Ba năm sau khi đánh cắp khẩu súng lục, vào thời điểm anh ta ăn cắp chiếc ngà Adam và Eva, Breitwieser đã tích lũy được khoảng 100 vật thể, tất cả được trưng bày trong nơi ẩn náu của anh ta. Anh ta đắm đuối đến ngây dại, âu yếu những đồ vật của mình và tôn sùng nó. Anh cảm thấy như thể anh và bạn gái đã khám phá ra ý nghĩa của cuộc sống.

Một sự hiếu kì đối với cám dỗ, ít nhất là trong trường hợp của Breitwies, thì nó dường như không bao giờ giảm. Nếu một thứ gì đó mà anh ta càng cho thì nó sẽ càng đòi hỏi. Cuối tuần sau vụ trộm ngà voi ở Bỉ, Breitwieser và Kleinklaus lái xe qua dãy Alps đầy tuyết, đến hội chợ nghệ thuật Zurich. Phía sau một giao dịch, nhanh như một con mèo, anh ta đã đánh cắp một chiếc cốc ngoạn mục, bề mặt đục khắc tinh xảo với bạc và vàng, từ thế kỷ 16.

Sau đó, họ đến Hà Lan để tham dự một hội chợ khác, và tại một gian hàng, lúc người bán hàng lơ là cảnh giác khi đang ăn trưa, Breitwieser đã đánh cắp một kết xuất tuyệt vời của một hồ nước nhấp nhô với thiên nga, được đánh mốc thời gian là 1620. Tại một gian hàng khác, một lần nữa, anh ta tháo một cảnh biển thế kỷ 17 được vẽ trên đồng.

Vài tuần sau, nó trở lại Bỉ, đến một bảo tàng làng với một nhân viên bảo vệ duy nhất, nơi anh ta có một bức tĩnh vật quý giá, những con bướm bay quanh một bó hoa tulip, bởi bậc thầy Flemish Jan van Kessel the Elder. Tiếp theo là một chuyến đi đến một cuộc đấu giá ở Paris, trong đó, tại buổi triển lãm trước khi bán, anh ta đã đánh cắp một bức tranh từ trường của Pieter Brueghel the Elder và Pieter Brueghel the Younger, hai nhà văn nghệ thuật thời Phục hưng.

(còn tiếp…)

Đọc kỳ 1

Bài viết: Michael Finkel | Chuyển ngữ: Tạ Thu Thủy


 
Back to top