ART & CULTURE

Chủ nghĩa hiện đại toàn cầu: châu Á dưới góc nhìn nghệ thuật

Apr 30, 2019 | By admin

Nghệ thuật châu Á trải qua lịch sử lâu dài và hoàn toàn độc đáo từ hàng nghìn năm trước tuy nhiên có phần biệt lập. Giờ đây, các nghệ sĩ châu Á đương đại tham gia nghệ thuật toàn cầu, với bản sắc và danh tiếng ngày càng được công nhận. Chúng tôi giới thiệu đến bạn đọc 04 nghệ sĩ đang được giới sưu tầm nghệ thuật đón nhận.

Man Leaving (Going Abroad) (1970) của Bhupen Khakhar

Những năm giữa thế kỷ 20, suốt thời kỳ đỉnh cao của chủ nghĩa hiện đại tại New York, các nghệ sĩ châu Á như Yayoi Kusama cũng đã phát triển mạnh mẽ thực hành nghệ thuật của mình tại Nhật Bản. Họ được truyền cảm hứng bởi văn hoá truyền thống và trào lưu hiện đại, từ đó tạo nên những bản sắc văn hóa của riêng châu Á.

Từ lâu, giới nghệ thuật phương Tây và châu Mỹ đã có xu hướng nhìn vào nghệ thuật của châu Á và phân loại như phạm trù những thứ hoàn toàn quý hiếm và kỳ lạ. Nhưng giờ đây, các nghệ sĩ châu Á đương đại tham gia nghệ thuật toàn cầu, với bản sắc và danh tiếng ngày càng được công nhận. Chúng tôi giới thiệu đến bạn đọc 04 nghệ sĩ châu Á đang được giới sưu tầm nghệ thuật đón nhận.

Nghệ thuật châu Á từ lâu vẫn bị phân loại vào phạm trù “khác lạ” – một thứ hoàn toàn quý hiếm và kỳ lạ.

Bhupen Khakhar, Ấn Độ, Bức Nhân vô thập toàn 1981 

Bhupen Khakhar, You Can’t Please All, 1981, oil paint on canvas, 175 x 175 cm (Tate)- Bhupen Khakhar, Nhân vô thập toàn , 1981, sơn dầu trên vải, 175 x 175 cm (Tate).

Trường hợp của Bhupen Khakhar, họa sĩ người Ấn, nghệ sĩ Pop art đầu tiên là một ví dụ. Các tác phẩm của ông được quốc tế công nhận vào những năm 1960, được lấy cảm hứng và kết hợp hình ảnh từ các vị thần, các thể loại truyền thống khác của Ấn Độ, chẳng hạn như dị bản thu nhỏ đền thờ. Khakar có kỹ năng kiểm soát chặt chẽ thủ bút truyền đạt hình ảnh, sao cho sự hài hước vừa phải tại các sự kiện văn hoá kỷ niệm, vốn lạ lẫm với người phương Tây, trở nên dễ chấp nhận.

Bức tranh là lời tuyên bố của Khakhar vượt xa ra khỏi việc chia sẻ thông thường, mà còn là góc nhìn ẩn ý về con người đồng tính trong ông.

Chân dung Bhupen Khakhar

Tác phẩm Nhân vô thập toàn tự họa bản thân Bhupen trong trạng thái khỏa thân có kích cỡ như người thật, nhìn ra ngoài một cảnh quan thị trấn. Bức tranh là lời tuyên bố của Khakar vượt xa ra khỏi việc chia sẻ thông thường, mà còn là góc nhìn ẩn ý về con người đồng tính trong ông. Tác phẩm được tán dương sâu sắc trong một nền văn hóa bị cấm đoán.

Một tác phẩm khác: Death in the Family (1978)

Ai WeiWei – Những hạt hướng dương 

Ai Weiwei, Sunflower Seeds, 2010, porcelain, overall display dimensions variable (Tate)- Ai Weiwei, Hạt hướng dương, 2010, sứ, kích thước tổng thể hiển thị (Tate).

Đối với nghệ thuật đương đại, nghệ sĩ Ai WeiWei của Trung Quốc là một trong những người đã thu hút sự chú ý bằng các tác phẩm sắp đặt và biểu diễn mang đầy tính chính trị. Hạt hướng dương được tổ chức tại Tate Modern’s Turbine Hall vào năm 2010, là tác phẩm nghệ thuật được tạo thành từ hàng triệu tác phẩm nghệ thuật riêng biệt nhỏ bé, mỗi tác phẩm trông giống hệt nhau, nhưng đều mang trong mình sự khác biệt.

Chân dung Ai Weiwei

Thoạt nhìn, chúng trông như những hạt hướng dương thật sự, các tác phẩm có kích thước như thật, và được làm thủ công với kỹ thuật sơn phủ tinh tế tuyệt đối. Mỗi hạt giống được điêu khắc và phủ quét bởi các nghệ nhân chuyên nghiệp, làm việc trong xưởng nhỏ ở thành phố Jingdezhen của Trung Quốc.

Mỗi hạt giống được điêu khắc và phủ quét bởi các nghệ nhân chuyên nghiệp, làm việc trong xưởng nhỏ ở thành phố Jingdezhen của Trung Quốc.

Hoàn toàn khác với dây chuyền sản xuất công nghiệp hàng loạt, từng hạt hướng dương là sự nỗ lực của hàng trăm người với tay nghề cao. 100 triệu hạt giống được đổ vào trong không gian rộng lớn của Turbine Hall, hình thành một cảnh quan kéo dài đến vô hạn.

Một tác phẩm khác của Ai Weiwei, Laundromat, Installation tại Deitch Projects, Soho. 2016.

Để tạo ra những hạt giống nhỏ bé này, Ai WeiWei và các nghệ nhân của ông đã “thao túng” một trong những nguyên liệu xuất khẩu được đánh giá cao nhất trong lịch sử Trung Quốc: sứ. Thông qua đó, tác phẩm Hạt hướng dương gợi mở ý niệm về sự lao động, cộng đồng và ý nghĩa thực sự của khái niệm “Được sản xuất tại Trung Quốc”.

Iqbal Geoffrey, Pakistan – Ấn độ, Epitaph 1958,

Iqbal Geoffrey, Epitaph 1958, 1958, oil paint, enamel paint, epoxy resin, charcoal and bronze powder on board, 25 x 38 cm (Tate) – Iqbal Geoffrey, Epitaph 1958,1958, sơn dầu, sơn men, nhựa epoxy, than và bột đồng trên bảng vẽ, 25 x 38 cm (Tate).

Và một số nghệ sĩ châu Á đi đầu trong chủ nghĩa hiện đại vẫn đang sáng tạo miệt mài ngày nay. Sinh ra ở Chiniot, Pakistan (trước đây là một phần của Ấn Độ), nghệ sĩ Iqbal Geoffrey vẫn tiếp tục vẽ, kết hợp các yếu tố phương Đông và phương Tây trong tác phẩm của mình.

Chân dung Iqbal Geoffrey

Một trong những tác phẩm đầu tiên của ông, Epitaph 1958, thể hiện sự nhạy cảm hiện đại trong khi phản ánh các yếu tố của niềm tin truyền thống ở quê hương Ấn Độ. Các hình tròn có nguồn gốc từ mạn đà la, một biểu tượng quan trọng trong thiền định, và là nguồn gốc của sự giải khát tinh thần trong thần thoại Hindu.

Chất vàng thấm đẫm trong bức tranh gợi nên hiệu ứng vượt thời gian và thu hút người xem vào thông điệp của người nghệ sĩ, “một thế giới mới, vĩnh viễn và huyền bí.”

Chất vàng thấm đẫm trong bức tranh gợi nên hiệu ứng vượt thời gian và thu hút người xem vào thông điệp của người nghệ sĩ, “một thế giới mới, vĩnh viễn và huyền bí.” Một Epitaph (văn bia) là một văn bản kỷ niệm người đã chết – và trong tác phẩm này, Geoffrey đã cho thấy năm 1958 ở Pakistan một cách trực quan nhất, với các bất ổn chính trị và đảo chính quân sự.

Rasheed Araeen, Pakistan, Bismullah 1988 

Bismullah 1988 Rasheed Araeen born 1935 Purchased 1995 http://www.tate.org.uk/art/work/T06986

Nghệ sĩ người Pakistan Rasheed Araeen tập trung chủ yếu vào việc sản xuất tác phẩm điêu khắc tối giản sau khi chuyển đến Anh vào những năm 1960. Tuy nhiên, hầu như không có sự công nhận rộng rãi nào cho những đóng góp nghệ thuật của ông, phần vì xuất xứ không-phải-người-châu Âu.

Chống đối lại thể chế phân biệt này, năm 1970 và 1980, Araeen bắt đầu thử nghiệm các phương tiện thực hành nghệ thuật khác, như nhiếp ảnh, hội họa và điêu khắc.

Chân dung Rasheed Araeen

Thông qua các phương thức này, ông trở thành chính trị gia công khai và thu hút sự chú ý từ thế giới châu Âu mà phần lớn các nghệ sĩ nước ngoài trong tình cảnh vô hình. Bismullah là một trong số đó, tác phẩm ảnh ghép kết hợp những biểu tượng mạnh mẽ về đức tin, danh tính và chiến tranh.

Có lẽ tác phẩm ảnh ghép của Araeen đã đặt câu hỏi buộc người xem phải suy nghĩ về các xung đột tôn giáo không chỉ ở châu Á, mà trên toàn thế giới.

Màu xanh lá cây là thành phần chính của lá cờ Pakistan, tượng trưng cho tín ngưỡng Hồi giáo, được nhấn mạnh với những hoa văn phức tạp. Nến có ý nghĩa đối với cả nghi thức Hồi giáo và Kitô giáo, và các vết máu rùng rợn ở trung tâm có thể ám chỉ đến sự hy sinh trong các nghi lễ hoặc đổ máu – hay đơn giản là đổ máu và chiến tranh.


 
Back to top