ART & CULTURE

Nghệ thuật không chỉ là kỹ năng, đó là tầm nhìn, tính cá nhân và việc chấp nhận rủi ro

Apr 25, 2021 | By Trang Ps

Tiền bạc, kỹ năng, năng suất hay hiệu quả là những khái niệm sử dụng trong công nghiệp, nhưng chúng chả liên quan gì đến nghệ thuật. Nghệ thuật là về rủi ro, về nhân cách, và quan trọng là tầm nhìn.

Cắt, Acrylic, 70x80cm, Hồng Lĩnh

Trong bộ phim The Intouchables, tôi vẫn còn nhớ một đoạn ngắn chừng một phút vô cùng thú vị, khi Philippe và người chăm sóc ông – Driss ghé đến một phòng tranh. Driss ngồi bệt xuống sàn với cảm giác khó hiểu và tự hỏi tại sao ông chủ của mình, một người bị liệt ngồi trên xe lăn, có thể ngắm nhìn bức tranh trên kia trong vòng một tiếng đồng hồ mà không biết chán. Nữ nhân viên phòng tranh liền bảo Philippe:

– Thứ 3 triển lãm mở cửa, nhưng đến lúc ấy thì tranh bán mất rồi.

Không đợi Philippe trả lời, Driss liền cắt ngang cuộc hội thoại:

– Đi được chưa. Ông đã dính mắt vào đấy cả tiếng đồng hồ rồi. Cũng phải đi thôi chứ.

– Bức tranh toát lên vẻ thanh thản, và có nét gì đó dữ dội. – Philippe trả lời với vẻ suy tư mà không mảy may quan tâm đến tính nóng vội của anh chàng Driss. Cô nhân viên nghe thế liền tâm đắc, gật đầu và bảo:

– Và rất xúc động nữa.

– Cái này mà xúc động á, giá bao nhiêu? – Driss lại chen ngang.

– Tôi nghĩ là khoảng 30.000 euro, để tôi kiểm tra lại.

– Cô nên kiểm tra lại, giá đó có vẻ hơi lố. – Driss không tin nổi vào con số vừa thoát ra khỏi miệng người phụ nữ, và bảo Philippe:

– Ông không định mua bức tranh này với giá 30.000 euro đấy chứ?

– Có chứ, nếu mua được.

– Thằng cha nào đó chảy máu cam lên khăn trải bàn, rồi đòi 30.000 euro à?

– Cậu nói xem, tại sao chúng ta lại đam mê nghệ thuật?

– Đó là chuyện làm ăn.

– Không, bởi vì đó là những vết tích duy nhất chúng ta còn lại trên trái đất này.

Đúng khi đó, cô thứ ký quay lại và bảo:

– Tôi nhầm, giá bức này là 41.500 euro.

Philippe gật đầu mua ngay, và đến lúc này, anh chàng Driss dường như bất lực.

Nghệ thuật là những vết tích duy nhất chúng ta còn lại trên trái đất này.

Phần đa những người không tìm hiểu về nghệ thuật sẽ rơi vào hoàn cảnh như anh chàng Driss. Họ cho rằng những tác phẩm treo trên tường trắng kia là vô bổ, và vì thế, người giàu không tin vào nghệ thuật hoặc không quan tâm nghệ thuật, họ cũng sẽ không bao giờ đầu tư vào kênh này. Nếu có thể, họ chỉ mua tranh về treo trong nhà để tăng tính thẩm mỹ. Và chỉ dừng lại ở đó. Nhưng giả dụ nếu hôm nay, khi bạn đã cởi mở hoặc quan tâm về lĩnh vực này, thì bạn có tò mò về điều gì đã khiến cho một tác phẩm và người đứng sau tác phẩm ấy trở nên đắt đỏ và nổi tiếng?

Nghệ thuật không chỉ là kỹ năng

Hầu hết những nghệ sĩ mà tôi phỏng vấn đều tốt nghiệp trường đại học mỹ thuật, đều có năng khiếu vẽ từ nhỏ và họ sống để cống hiến cho nghệ thuật. Họ đều cho rằng yếu tố cơ bản và cốt lõi nhất để tạo nên một nghệ sĩ thành công là tính cần cù và chăm chỉ. Picasso và Van Gogh đều là những con ong chăm chỉ.

Van Gogh bắt tay vào sự nghiệp nghệ thuật khi bước sang tuổi 20. Tất cả 2.000 tác phẩm của ông được vẽ trong vòng 10 năm, và phần lớn những bức nổi tiếng ra đời trong 2 năm trước khi ông tự sát. Van Gogh vẽ suốt cuộc đời mình, và không mưu cầu gì ngoài việc được thỏa mãn đam mê của chính mình. Nhưng khi hỏi: “Cũng có những người chăm chỉ đó, nhưng tại sao họ lại không thành công?”, ta cần chút thời gian suy ngẫm.

Thật vậy, những người tốt nghiệp đại học mỹ thuật và hành vẽ chăm chỉ đều có cùng một đặc điểm là kỹ năng thành thạo. Họ được đào tạo kiến thức cơ bản giống nhau, nhưng khi bước vào con đường sự nghiệp riêng, lại có người thành công, có người vẫn trầy trật trong hành trình ước mơ của chính họ. Thế nên, nghệ thuật không dừng lại ở kỹ năng.

Van Gogh Museum's New Entrance / Hans van Heeswijk Architects ...

Lady Gaga không phải là ca sĩ hát hay nhất. Cô ấy tuyệt vời thật đấy, nhưng về giọng ca, có thể cô ấy chưa phải là người xuất sắc nhất. Bạn có thể tìm thấy một người ở học viện âm nhạc Julliard hoặc Berkeley hát hay hơn Lady Gaga. Thật trớ trêu thay, việc theo đuổi học viện âm nhạc Julliard hay Berkeley chưa phải là yếu tố quyết định thành công sau khi sinh viên tốt nghiệp.

Và tại sao không phải những người dành 10.000 giờ đọc sách về âm nhạc, hát và xem những video liên quan đến ca hát trên YouTube, kiếm được hàng triệu USD? Thế hệ chúng ta không thiếu những người biểu diễn violin hay ca sĩ. Cái chúng ta thiếu là những người nghệ sĩ thực thụ.

Nghệ thuật là gì?

Tranh lụa “Mẹ con” của họa sĩ Nguyễn Thụ.

Có thể bạn đã từng đọc ở đâu đó quy tắc 10.000 giờ, tức đây là số giờ bắt buộc để đạt được cấp độ tinh thông và khả năng trở thành chuyên gia đẳng cấp thế giới, trong bất cứ lĩnh vực nào.  Bác sĩ thần kinh học Daniel Levitin từng viết: “Trong những nghiên cứu khác nhau về các nhà soạn nhạc, cầu thủ bóng rổ, tiểu thuyết gia, vận động viên trượt băng, họa sĩ, nghệ sĩ dương cầm… hằng số 10.000 giờ này luôn luôn lặp lại.” Tôi nghĩ điều đó là yếu tố cần (tức sự kiên trì, chăm chỉ là yếu tố cần thiết), nhưng chưa phải là yếu tố đủ để tạo nên một người nghệ sĩ thành công.

Nghệ thuật có thể xuất hiện ở nhiều lĩnh vực trong đời sống: viết, dạy học, ca hát, vẽ, sáng tạo một mảng kinh doanh, pha cà phê ở Starbucks… Nhưng nghệ thuật được thể hiện nhiều hơn ở khía cạnh lao động cảm xúc, chứ không phải là kỹ năng làm chủ.

Image result for nordart exhibition

Triển lãm NordArt

Nghệ thuật sinh ra để tạo nên sự kết nối. Giống như Philippe, ông đã đăm chiêu chiêm ngưỡng bức tranh treo tường kia cả tiếng đồng hồ và cảm nhận sự liên kết vô hình nào đó giữa cảm xúc của bản thân và cảm xúc được thể hiện trên bức họa. Một người nghệ sĩ sáng tạo nghệ thuật không phải vì mục đích kiếm tiền, mà bởi vì anh ta không thể sống mà thiếu nó, tức anh ta không thể không sáng tác vì bản tính sáng tạo tự nhiên sẵn có và hoang dã trong anh ta. Nó vẫy vùng và điên cuồng, nó kêu gọi và thúc giục. Như nhà soạn kịch, cô nảy ra ý tưởng và cô muốn thể hiện để hiểu chính mình. Cô muốn để lại cái gì đó trong cuộc đời.

Tiền bạc, kỹ năng, năng suất hay hiệu quả là những khái niệm sử dụng trong nhà tư bản công nghiệp, nhưng chúng chả liên quan gì đến nghệ thuật. Nghệ thuật là về rủi ro, về nhân cách, và quan trọng là tầm nhìn.

Nghệ thuật là sự rủi ro

Picasso nổi tiếng là nghệ sĩ thần đồng ở quê hương Tây Ban Nha. Ông tổ chức triển lãm đầu tiên trước năm 14 tuổi, và sớm bước vào học viện. Ở độ tuổi 18, Picasso tới Paris, sống cuộc đời của một người nghệ sĩ trẻ: nghèo đói và rách rưới. Ông từng nói: “Tất cả những gì tôi làm là cho hiện tại và hi vọng rằng nó sẽ luôn luôn tồn tại trong hiện tại. Khi tôi tìm thấy điều gì đó để bày tò, tôi đã thực hiện nó mà không mảy may nghĩ về quá khứ hay tương lai.”

Self-Portrait, 1986

Bức tự họa của Andy Warhol 1986

Nghệ thuật không dành cho tất cả mọi người. Bạn có thể nhìn vào cơn mưa và thấy đó chỉ là một cơn mưa bình thường, và thậm chí chán ghét vì bạn không thể ra ngoài để diện bộ váy vừa mua. Nhưng với vài người, cơn mưa ấy hiện lên như một điệu nhảy sinh động trên nền đất mạnh mẽ. Nếu nghệ thuật dành cho tất cả mọi người, nó sẽ không kết nối. Để cộng hưởng với ai đó, một người nghệ sĩ sẵn sàng để bị người khác bỏ rơi. Nếu bạn sáng tạo vì ai đó, bạn sáng tạo không cho bất cứ người nào.

Những người họa sĩ ở Trung Quốc vẽ tranh giả của Van Gogh với giá khoảng 30 USD. Nhưng họ chỉ là những người thợ thủ công lành nghề. Họ không phải nghệ sĩ.

Những người họa sĩ ở Trung Quốc vẽ tranh giả của Van Gogh với giá khoảng 30 USD. Nhưng họ chỉ là những người thợ thủ công lành nghề. Họ không phải nghệ sĩ. Họ không chấp nhận rủi ro để sáng tạo những thứ thuộc về mình, họ chỉ đơn giản là sao chép kết quả lao động cảm xúc của Van Gogh. Nhưng trước đó, Van Gogh đã trải qua biết bao rủi ro, sợ hãi, đau khổ để đạt đến tầm nhìn của chính mình. Ông không sao chép ai, ông đã tự đặt mình vào hoàn cảnh của chính mình để vươn lên và để thỏa mãn đam mê.

Nghệ thuật mang tính cá nhân

Tác giả người Mỹ Seth Godin đã từng nói: “Nghệ thuật không chỉ là một bức họa. Nghệ thuật là bất cứ thứ gì sáng tạo, đầy đam mê và mang tính cá nhân. Nghệ thuật vĩ đại cộng hưởng với người xem, chứ không chỉ cha đẻ của nó.”

Picasso with two of his bird ceramics, photographed by David Douglas Duncan at Villa La Californie, Cannes, in 1957

Picasso với hai tác phẩm gốm chim và cú, chụp bởi David Douglas Duncan tại Villa La Caluchiaie, Cannes, năm 1957

Điều gì làm nên một người nghệ sĩ? Đó không phải là cây cọ vẽ và bảng màu. Có những người họa sĩ theo đuổi những con số, vẽ những biển quảng cáo, làm việc ở một ngôi làng nhỏ ở Trung Quốc để sản xuất những bức tranh giả mạo. Nhưng họ không phải nghệ sĩ. Ngược lại, Charlie Chaplin là một nghệ sĩ thực thụ. Jonathan Ive, người thiết kế iPod, cũng tương tự như vậy. Bạn có thể là một nghệ sĩ làm việc với sơn dầu và đá cẩm thạch. Và cũng có những người nghệ sĩ làm việc với con số, mô hình kinh doanh và đối thoại khách hàng. Vậy thì, nghệ thuật là về ý định và giao tiếp, chứ không phải chất (Art is about intent and communication, not substances.)

Cũng có thể nói rằng, sáng tạo nghệ thuật là một hành động vô cùng ích kỷ. Bạn sáng tạo nghệ thuật để kết nối với chính mình ở một cấp độ khác.

Một người nghệ sĩ thực thụ vô cùng dũng cảm, sáng suốt, sáng tạo và táo bạo. Không chỉ dừng lại ở đó, họ có tính cá nhân. Đó là lý do vì sao Tom Peter vừa là nhà văn vừa là nghệ sĩ dù độc giả của ông đều là những người làm kinh doanh. Bởi vì ông ấy có lập trường, và xem công việc của mình mang tính cá nhân. Ông ta không quan tâm đến ai không đồng ý nó. Ông cảm nhận nghệ thuật là một phần của mình và có trách nhiệm chia sẻ nó với mọi người xung quanh.

Cũng có thể nói rằng, sáng tạo nghệ thuật là một hành động vô cùng ích kỷ. Bạn sáng tạo nghệ thuật để kết nối với chính mình ở một cấp độ khác. Càng sáng tạo, bạn càng khám phá rõ tiềm năng và sự độc đáo tiềm ẩn ở trong bạn.

Nghệ thuật là tầm nhìn

Philippe hỏi Driss tại sao người ta đam mê nghệ thuật, rồi trả lời rằng: “Bởi vì đó là những vết tích duy nhất chúng ta còn lại trên trái đất này.” Đó cũng chính là tầm nhìn của những người nghệ sĩ thực thụ.

Watch Steve Jobs unveil the first iPhone — his greatest ...

Khi Steve Jobs nảy ra ý tưởng về chiếc iPhone đầu tiên, lúc ấy, trên thị trường đã xuất hiện điện thoại thông minh. Nokia đã chiếm thị phần lớn, và Motorola, Samsung và Sony đều là các tay chơi sừng sỏ. Thật ngu ngốc khi dám cạnh tranh với họ. Tuy nhiên, Jobs đã phác họa tầm nhìn cho iPhone và xem nó như một phần mở rộng của bàn tay, một công cụ nâng cấp đời sống của con người. Chính triết lý mới là vấn đề!

Như vậy, nghệ thuật là một động từ, chứ không phải danh từ đơn thuần. Nghệ thuật là việc chấp nhận rủi ro, xem nó như một công việc cá nhân và người nghệ sĩ ấy phải có tầm nhìn.


 
Back to top