ART & LIFE

Van Gogh & Những cuốn sách mà danh họa yêu thích

May 16, 2021 | By Trang Ps

Đọc là hành trình xuyên suốt cuộc đời của danh họa Van Gogh. Đối với ông, sách truyền tải thông điệp cuộc sống và là lời mời gọi hành động. Ông hài lòng khi mọi sự thật trần trụi được làm sáng tỏ, những giả vờ bị trút bỏ để can đảm theo đuổi đức tính thẳng thắn, và từ đây, sự trung thực ngay lập tức ăn sâu vào cách mà Van Gogh ngoan cường quan sát thế giới.

Vào năm 2009, tác phẩm mang tên “Vincent van Gogh – The Letters: The Complete Illustrated and Annotated Edition” được xuất bản, in và phát hành trực tuyến (Phiên bản trực tuyến đầy đủ hơn bản in và có thể đọc miễn phí).

Phiên bản in, ngoài nhắc đến các tác phẩm hội họa mà ông thực hiện, còn chứng minh Van Gogh là một họa sĩ am hiểu với thói quen đọc sách đáng kính nể.

Để độc giả và những người yêu mến Vincent hiểu hơn về thói quen đọc và những cây viết ảnh hưởng đến tư duy và lối sống của ông, Mariella Guzzoni (Thames & Hudson; University of Chicago Press, 2020) đã biên soạn cuốn sách “Vincent’s Books: Van Gogh and the Writers Who Inspired Him”.

Van Gogh & Những cuốn sách mà danh họa yêu thích

Vincent van Gogh, Piles of French Novels, 1887

Trong những bức họa của Van Gogh, chúng ta thấy những cuốn sách đóng vai trò như nhân vật chính, những cuốn sách xuất hiện giữa một nhóm người hay giữa những vật thể khác hay quyển sách đặt cạnh bên một ngọn nến. Điều đó cho thấy Vincent có tình yêu đặc biệt với sách.

“Những cuốn sách ấy như mảnh đất thiêng, bên trong chúng tự phát ra thứ ánh sáng riêng biệt.”

Vincent thể hiện niềm tôn kính với sách bởi nội dung trí tuệ và xúc cảm mà chúng sở hữu. Ông chìm đắm say mê trong những tác phẩm của Dickens, Carlyle, Flaubert, Balzac, Maupassant và Zola. Những cuốn sách của Dickens và Carlyle thuộc loại chẳng dễ dàng gì. Thậm chí, Vincent còn đọc cả thơ tiếng Anh – như John Keats chẳng hạn.

Dickens là một trong những nhà văn mà Vincent yêu thích nhất. Vincent đã đọc đi đọc lại các cuốn sách của Dickens, mân mê nghiên cứu từ ngữ khó và cả hình minh họa. Vì thời đó, tiểu thuyết của Dickens được phát hành hàng tuần và có nhiều bức tranh minh họa (thậm chí thường ‘nhảm nhí’) bên trong. Vincent đã đúc rút nhiều bài học khác nhau thông qua những câu chuyện mà tác giả viết, thậm chí những bức hình minh họa còn mở mang kiến thức hữu ích trong nghệ thuật vẽ chân dung của Vincent.

Vincent van Gogh, Still Life with Bible, 1885

Việc đọc của Vincent còn trải rộng ở các tạp chí phát hành hàng tuần thời đó. Nhiều vấn đề được đưa ra bàn luận: từ công bằng xã hội, đạo đức cộng đồng, quyền riêng tư đến vấn nạn nghèo nàn. Chính Vincent cũng cảm thấy bản chất sự thật rằng nhiều người ngoài kia tỏ ra lạnh lùng với ông. Ông thấu hiểu lời nguyền nghèo đói được lột tả rõ nét và khắc khổ trên khuôn mặt của những người nghèo. Tham vọng lớn đầu tiên của ông trong cuộc đời là trở thành một nhà thuyết giáo, và kinh thánh là một trong những cuốn sách gối đầu giường của ông.

Đối với Vincent, sách truyền tải thông điệp cuộc sống và là lời mời gọi hành động. Đọc là hành trình xuyên suốt cuộc đời của danh họa, nơi ông hài lòng với việc mọi sự thật trần trụi được làm sáng tỏ, mọi giả vờ bị trút bỏ để cản đảm theo đuổi đức tính thẳng thắn và từ đây, sự trung thực ngay lập tức ăn sâu vào cái cách mà Van Gogh ngoan cường quan sát thế giới.

Dưới đây là những cuốn sách mà Vincent van Gogh yêu thích:

  • The Bible
  • John Keats, The Eve of St. Agnes (1820)
  • George Eliot, Scenes of Clerical Life (1857)
  • Henry Wadsworth Longfellow, The Poetical Works of Henry Wadsworth Longfellow (1887)
  • Hans Christian Andersen, What the Moon Saw (1862)
  • Thomas a Kempis, The Imitation of Christ (1471-1472)
  • Harriet Beecher Stowe, Uncle Tom’s Cabin (1851-1852)
  • Edmond de Goncourt, Chérie (1884)
  • Victor Hugo, Les misérables (1862)
  • Honoré de Balzac, Le Père Goriot (1835)
  • Guy de Maupassant, Bel-Ami (1885)
  • Pierre Loti, Madame Chrysanthème (1888)
  • Voltaire, Candide (1759)
  • Shakespeare, Macbeth (c. 1606-1607)
  • Shakespeare, King Lear (1606-1607)
  • Charles Dickens, Hard Times (1854)
  • Emile Zola, Nana (1880)
  • Emile Zola, La joie de vivre (1884)


 
Back to top