Bỏ qua thế hệ già, ngành công nghiệp thời trang có nguy cơ thiệt hại 14 tỷ USD
Gần đây, các thương hiệu thời trang có khuynh hướng chuyển sự quan tâm sang thế hệ trẻ. Theo báo cáo Amelia Hill của The Guardian vào ngày 05/01, chủ nghĩa tuổi tác có thể khiến ngành công nghiệp này phải trả mức giá đáng kinh ngạc lên đến hơn 14 tỷ USD trong 20 năm tới.
Diane Kenwood, ủy biên ILC, chia sẻ với Guardian: “Từ lâu, ngành công nghiệp thời trang và làm đẹp đón nhận sự thay đổi đầy phá cách và sành điệu của thế hệ tiêu dùng lớn tuổi. Tiềm năng của phân khúc này cực kỳ lớn và thật xấu hổ nếu các hãng không còn dành cho họ sự quan tâm đúng mực. Tuy nhiên, thái độ đang bắt đầu khuấy động, tôi hy vọng các doanh nghiệp sẽ nhận ra điều đó.”
Bỏ qua thế hệ già, ngành công nghiệp thời trang có nguy cơ thiệt hại 14 tỷ USD
Nhiều thế hệ người mẫu cũ liên tục xuất hiện trong ngành thời trang và làm đẹp trong vài năm qua. Chẳng hạn, nữ diễn viên 72 tuổi Helen Mirren đã trở thành đại sứ thương hiệu cho nhãn hàng L’Oreal. Tác giả 82 tuổi Joan Didion tham gia vào chiến dịch năm 2015 cho nhà mốt Pháp Celine. Cũng trong năm 2015, ca sĩ, nhạc sĩ 76 tuổi Joni Mitchell tham gia chiến dịch với nhà mốt sang trọng Saint Laurent. Vào năm 2019, biểu tượng thời trang 92 tuổi Iris Apfel đã ký hợp đồng người mẫu với IMG.
Theo báo cáo của Hill, những người này được coi là người lớn tuổi (Gen Xers hay Boomers), giúp tăng chi tiêu cho ngành thời trang gần 21% trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2018. Và mặc dù, theo nghiên cứu của International Longevity Centre-UK, phụ nữ thường ngừng chi tiêu cho thời trang khi bước sang tuổi 75, họ vẫn khao khát xuất hiện trước công chúng theo cách sành điệu và phong cách.
Thế nhưng, các nhãn hàng thường tập trung sự quan tâm của họ nhiều hơn cho nhóm tiêu dùng mới thuộc thế hệ Z và millennials, coi đây là miếng bánh béo bở không thể để tuột mất. Chính điều đó đã khiến nhóm khách hàng lớn tuổi bị bỏ lại phía sau. Ari Seth Cohen, nhà sáng lập blog Advance Style chia sẻ rằng ngành công nghiệp thời trang đang chịu đựng nỗi sợ chết người: “Các thương hiệu đã bỏ qua các khách hàng lớn tuổi của họ từ lâu. Thay vì cố gắng tiếp cận nhóm hiểu biết này, họ săn lùng sự bất an, sử dụng nỗi sợ hãi và lối tuyên truyền của thời đại để bán các sản phẩm làm đẹp với hứa hẹn ‘lố bịch’ như chống lão hóa…”
Ngày nay, các nhãn hàng thường có xu hướng “tán tỉnh” thế hệ tiêu dùng mới với sở thích và thói quen mua sắm khác biệt rất nhiều so với thế hệ cũ. Nghiên cứu chỉ ra rằng thế hệ Z muốn có nhiều trải nghiệm hơn khi nói đến viêc mua sắm của họ. Họ muốn thương hiệu có thông điệp nhất định và trở thành nguồn hỗ trợ quan trọng đối với họ. Những điều này đã được thể hiện và cam kết qua chiến dịch và quảng cáo, như sự xác thực có tính dàn dựng trong thời đại hôm nay.
Thực tế thì, việc không tiếp cận thế hệ trẻ sẽ gây bất lợi nhiều hơn cho lĩnh vực thời trang là bỏ sót thế hệ người tiêu dùng cũ. Nhiều nhà bán lẻ biểu tượng như Sears, JCPenny, Victoria’s Secret, Henri Bendel và Barneys New York từng được yêu thích đã nộp đơn xin phá sản và buộc phải đóng cửa một số lượng lớn các cửa hàng trong tập kỷ qua do doanh số sụt giảm.
Nếu “boomers” được coi là thế hệ già và gen Z cũng đang trên đường đến độ tuổi đó, thì việc không quan tâm đến hai đối tượng này sẽ gây rắc rối không chỉ vì lý do văn hóa, xã hội mà còn là thị trường nghìn tỷ USD. Bởi vậy, các thương hiệu sẽ nên cân bằng hai miếng bánh thị trường này nhằm mang đến những chiến lược tiếp thị đúng đắn và hiệu quả hơn.