ART & CULTURE

#BlackOutTuesday: Những “quảng trường đen” của cộng đồng nghệ thuật thế giới ủng hộ George Floyd

Jun 03, 2020 | By Trang Ps

Nghệ sĩ, giám tuyển, bảo tàng và phòng trưng bày trên khắp thế giới đồng loạt đăng ảnh đen kèm hashtag #Blackouttuesday để ủng hộ George Floyd, người đàn ông da màu thiệt mạng dưới đầu gối cảnh sát da trắng.

Giờ đây, Instagram là một “biển hình vuông đen”. Các bảo tàng, phòng trưng bày, giám tuyển và nghệ sĩ đồng loạt thực hành dẫn dắt của ngành công nghiệp âm nhạc với chiến dịch nhằm ủng hộ chống lại sự phân biệt chủng tộc, màu da mang tên “Blackout Tuesday”.

Cộng đồng nghệ thuật thế giới treo hình đen ủng hộ George Floyd

Hình ảnh

Ý tưởng “pause the show” (tạm dịch: Tạm hoãn sự kiện) do hai nhà sản xuất âm nhạc Hoa Kỳ Jamila Thomas và Brianna Agyemang khởi xướng nhằm kêu gọi các hãng thu âm lớn và các nhóm/ngành công nghiệp âm nhạc đình chỉ phát sóng các sự kiện trực tiếp và các bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội để ghi nhớ ngày này. Dù hành động này sẽ khiến ngành công nghiệp âm nhạc trị giá 19 tỷ USD bị đình trệ nhưng nó đã giành được sự ủng hộ từ các nhà sản xuất như Swizz Beatz và Quincy Jones, ban nhạc Rolling Stones và ca sĩ Billie Eilish.

Hình ảnh

Mặc dù không có một chương trình nghị sự rõ ràng trong thế giới nghệ thuật nhưng phòng trào này bây giờ được tuyên truyền rộng rãi dưới tên gọi BlackoutTuesday. Một số bảo tàng và phong trưng bày bao gồm Queens Museum ở Brooklyn, Los Angeles County Museum of Art và David Kordansky Gallery đã hoãn các cuộc trò chuyện và sự kiện của họ vào thứ 3 ngày 2 tháng 6 vừa qua, và có thể sẽ tạm hoãn cả tuần.

Gagosian và White Cube là một trong những phòng trưng bày đăng hình vuông đen, mặc dù họ không đề cập đến việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh hay không. Nhiều nghệ sĩ cũng tham gia hưởng ứng chiến dịch bao gồm: Olafur Eliasson và Tracey Emin, với chú thích: “Thế giới đầy rẫy nỗi sợ và những cá nhân/tổ chức chịu trách nhiệm đang khiến tình hình ngày càng trở nên tồi tệ hơn.”

Hình ảnh

Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc tồn tại ở khắp nơi. Xã hội của chúng ta đã trở nên tự mãn. Tôi thất vọng, tức giận và cần thiết một sự thay đổi. – Rana Begum

Nghệ sĩ Rana Begum, sinh ra ở Bangladesh và sống ở London, chia sẻ rằng cô đang tham gia vào cuộc biểu tình trực tuyến để kêu gọi lòng đoàn kết. Rana nhấn mạnh: “Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc tồn tại ở khắp nơi. Xã hội của chúng ta đã trở nên tự mãn. Tôi thất vọng, tức giận và cần thiết một sự thay đổi. Chúng ta thấy trong thời gian này, phương tiện truyền thông xã hội đang có tác động và tiếp cận mọi người ở tất cả các ngõ ngách. Hy vọng rằng điều này sẽ buộc mọi người nhìn vào chính bản thân mình và tự đặt câu hỏi về sự tự mãn của bản thân.”

Hình ảnh

Tuy nhiên, một số người cho rằng thế giới nghệ thuật có một lịch sử lâu dài “khai thác” các nghệ sĩ và giám tuyển người da đen, nên chiến dịch trực tuyến ít có tác động. Giám tuyển độc lập Marie-Anna Yemsi nói rằng cô chia sẻ hình vuông đen trên Instagram vì màu đen là màu của tang tóc và là bằng chứng cơn thịnh nộ của cô.

Anna nhấn mạnh thêm: “Là một giám tuyển da màu độc lập, tôi nghĩ cuộc đấ tranh này là vĩnh viễn. Tôi nhận thấy phân biệt chủng tộc vốn dĩ đã xảy ra trong thế giới nghệ thuật từ trước đến nay. Chúng tôi cảm thấy mệt mỏi với những bài phát biểu và mong muốn chứng kiến sự thay đổi cấu trúc sau những tuyên bố từ các phòng trưng bày, bảo tàng, trung tâm nghệ thuật…”

Blackout Tuesday: Protest against George Floyd's death spreads far ...

Vào ngày 1 tháng Sáu, một người biểu tình ở Philadelphia tuần hành đeo mặt nạ “I can’t breathe” (Tôi không thể thở được).

Dù sao đi nữa, chiến dịch BlackoutTuesday đã có một tác động không nhỏ đến cộng đồng thế giới, ở đó, các nghệ sĩ cũng đang nỗ lực cất tiếng nói của mình cho công lý. Chẳng hạn, nghệ sĩ Otobong Nkanga gốc Nigeria chia sẻ rằng “cách tốt nhất là sử dụng nhiều kênh khác nhau để chống lại bất công xã hội.”

Hiện tại, những người sử dụng hashtag #BlackLivesMatter đã thay thế bằng #BlackoutTuesday hoặc #TheShowMustBePaused. Theo quan điểm của quản lý Bukhari của phòng trưng bày Tiwani Contemporary tại London: “Một ‘quảng trường đen’ trên mạng xã hội chỉ có thể đưa ra tuyên bố mạnh mẽ nếu chúng ta đăng nó mỗi ngày cho đến khi những người đa đen đạt được công lý và được đối xử công bằng tại Mỹ.”

theartnewspaper


 
Back to top