Góc nhìn khác về #NepoBabies: Những người kế thừa các đế chế thời trang xa xỉ
Cũng như bao ngành nghề khác, thời trang từ lâu đã mang tính kế thừa. Điển hình có thể thấy những người con của các siêu sao trong làng thời trang được hưởng tài nguyên của cha mẹ – một định nghĩa mới được ra đời dành riêng cho họ “Nepo Babies”.
Nhưng truyền thống ấy vẫn gây ra một số tranh cãi bất bình cho những người không có “dây tơ rễ má” mà phải cố gắng từ con số không. Song song bên cạnh đó có một nhóm giữ chức vị cao trong các công ty đã đạt được những thành tựu đáng mơ ước từ lâu trước khi họ chính thức được xem như là “những con át chủ bài” cho vị trí kế thừa tiếp theo của gia đình. Khác với Nepo Babies thì nhóm người thừa kế này lại được công chúng biết đến qua thực lực của họ.
Nhiều người đặt Nepo Babies và người thừa kế lên cùng một bàn cân: liệu rằng ai xứng đáng hơn?
Trong khi Nepo Babies thường gây ra các cuộc tranh luận xung quanh những đặc quyền rõ ràng và sự may mắn của họ, thì dường như cuộc trò chuyện càng trở nên phức tạp hơn khi người ta nhìn vào những gương mặt kế vị cho một số “triều đại tiếp theo” được đánh giá cao trong thời trang.
Liệu rằng họ đã sẵn sàng cho việc tiếp quản công việc kinh doanh của gia đình chưa? Đặc biệt là khi con cái của những người sáng lập công ty thường rơi vào độ tuổi còn khá trẻ – dưới 40 tuổi – thì những câu hỏi này lại khiến người khác băn khoăn về tài năng của họ.
Triều đại Arnault – gia đình sở hữu cả đế chế LVMH
Tập đoàn LVMH cần có người kế thừa cho vị trí Bernard Arnault – hiện đang giữ chức Giám đốc điều hành. LVMH Moët Hennessy Louis Vuitton có năm gương mặt sáng cho vị trí thừa kế tiềm năng cho ngai vàng tiếp theo là năm người con thuộc gia đình Arnault – bao gồm Delphine, Antoine, Alexandre, Frédéric và Jean. Họ đều đang tham gia vào công việc kinh doanh của gia đình nhưng ở những chức vị khác nhau.
Delphine Arnault
“Từ khi còn rất nhỏ, cha chúng tôi luôn cho chúng tôi tham gia rất nhiều (hoạt động). Ông ấy thường kể cho chúng tôi nghe về tập đoàn, công việc và khách hàng của ông ấy. Chúng tôi đã được hỏi ý kiến xung quanh những việc như vậy (…). Tôi nhớ mình đã cùng ông ấy đến tham quan Dior khi chỉ mới 10 tuổi” – Delphine Arnault bộc bạch trong cuốn sách của Élodie Andriot, mang tên “Patronnes – Tête-à-tête avec les numéros unes”. Và đây cũng chính là cô con gái của Arnault đã được bổ nhiệm làm chủ tịch và giám đốc điều hành của Christian Dior Couture trong khoảng thời gian gần đây.
Alexandre Arnault
Việc Arnault để con cái tham gia vào công việc kinh doanh của gia đình ngay từ khi còn nhỏ không chỉ bao gồm Delphine mà còn có cả 3 người con trai út của ông. Alexandre lần đầu tiên gây chú ý khi mới 24 tuổi, đã được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành của công ty Rimowa mà LVMH đã mua lại 80% cổ phần vào năm 2016.
Theo Business of Fashion, chính Alexandre không chỉ là người đầu tiên nhận ra tiềm năng của thương hiệu di sản mà còn tiếp cận với chủ sở hữu thế hệ thứ hai là Richard Morszeck. Ngày nay, ở tuổi 30, Alexandre là phó giám đốc điều hành sản phẩm và truyền thông của Tiffany & Co, thương vụ mua lại lớn nhất từ trước đến nay của tập đoàn. Dưới sự lãnh đạo của anh ấy, thương hiệu trang sức xa xỉ đã có cuộc bắt tay với những người nổi tiếng như Jay-Z, Beyonce cũng như Rosé (Blackpink) và gần đây nhất là hợp tác với Nike trưng bày tại New York.
Frédéric Arnault
Không nhiều người có cơ hội nắm quyền điều hành một thương hiệu xa xỉ toàn cầu chỉ hai năm sau khi tốt nghiệp đại học. Nhưng đối với Frédéric Arnault, người đã tốt nghiệp trường École Polytechnique danh giá với tấm bằng toán học ứng dụng và máy tính vào tháng 9 năm 2018 thì điều này dường như không phải là một giấc mơ. Theo hồ sơ LinkedIn của anh ấy, chàng trai 28 tuổi hiện bắt đầu làm thực tập sinh cho Facebook và McKinsey & Company – công ty mà chị gái Delphine của anh ấy đã làm việc nhiều năm trước. Tuy nhiên, vào năm cuối đại học, anh đã gia nhập thương hiệu đồng hồ xa xỉ đến từ Thụy Sĩ Tag Heuer và được giao phụ trách các hoạt động của công ty. Có thể thấy anh đã được chuẩn bị để trở thành Giám đốc điều hành tiếp theo của Tag Heuer ngay từ đầu. Vào tháng 6 năm 2020 Bianchi đã trao lại quyền quản lí cho Frédéric Arnault và chuyển lên làm người đứng đầu bộ phận đồng hồ và trang sức của LVMH.
Jean Arnault
Jean Arnault hiện có thể chưa nắm quyền điều hành bất kỳ thương hiệu nào trong đế chế của cha mình, nhưng người con trai út của Arnault đang trên đường nối bước anh chị mình. Jean có hai bằng Thạc sĩ, một bằng kỹ sư cơ khí của Đại học Hoàng gia ở London cũng như bằng toán học tài chính của Học viện Công nghệ Massachusetts. Sau khi hoàn thành chương trình học vào mùa hè năm 2021, anh ấy được bổ nhiệm làm giám đốc tiếp thị và phát triển đồng hồ của nhà Louis Vuitton.
“Khi tôi là một sinh viên ở London thì anh tôi – Frédéric đã bắt đầu làm việc tại Tag Heuer” – Jean nói trong một cuộc trò chuyện với Financial Times. Ngoài ra anh còn chia sẻ rằng anh trai Frédéric của mình đã khơi dậy niềm đam mê đồng hồ của anh. “Chúng tôi có một mối quan hệ thân thiết và anh ấy bắt đầu nói chuyện với tôi về những chiếc đồng hồ mới và tất cả những thứ khác mà anh ấy đang làm. Điều ấy đã thực sự thu hút tôi”.
Marc O’Polo: Mọi việc đều được chuẩn bị từ sớm
Năm 1987, khi Werner Böck mua lại hơn 40% công ty mẹ Thụy Điển của Marc O’Polo, con trai ông là Maximilian vẫn còn rất nhỏ. Mười năm sau, Maximilian trở thành chủ sở hữu đa số cổ phần của thương hiệu và trụ sở hiện tại của thương hiệu ở Stephanskirchen, Đức đều do con trai ông điều hành. Mới 35 tuổi, Maximilian Böck đã điều hành công việc kinh doanh của gia đình được gần hai năm.
Có thể thấy rằng chắc chắn anh ấy đã chuẩn bị cho nhiệm vụ kế thừa của mình từ lâu. Sau khi hoàn thành khóa thực tập tại Peek & Cloppenburg, Böck Junior đã làm việc với tư cách là người bán hàng trước khi chuyển đến công ty của gia đình mình. Sau đó không lâu, anh được bổ nhiệm làm giám đốc bán lẻ và đồng giám đốc điều hành cùng với Dieter Holzer. Với sự lãnh đạo của con trai, người cha dường như đã yên tâm về sự phát triển lâu dài và thành công hiện tại của công ty đã được đảm bảo.
Prada và những thế hệ sau đầy tài năng
Tương lai của Tập đoàn Prada của Ý nằm trong tay Lorenzo Bertelli, con trai của nhà thiết kế Miuccia Prada và chồng cô là Patrizio Bertelli. Chính Miuccia Prada đã tiếp quản công việc kinh doanh do gia đình điều hành vào năm 1978, và giờ đến lượt con trai bà. Người anh cả trong hai người con trai của bà thường được chú ý với tư cách là một tay đua xe nhưng anh đã tham gia vào công việc kinh doanh của gia đình từ năm 2015, ban đầu là thành viên hội đồng quản trị, nhưng hiện tại là giám đốc tiếp thị và người đứng đầu bộ phận trách nhiệm xã hội của thương hiệu.
Tuy nhiên, anh vẫn sẽ có khả năng thừa kế vị trí này sớm hơn khi mà Giám đốc điều hành Andrea Guerra, đã nhận nhiệm vụ chuẩn bị mọi thứ cho Bertelli. Prada cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Vogue Business hồi đầu năm nay: “Chúng tôi đang già đi, vì vậy chúng tôi đang cố gắng sắp xếp tương lai cho con trai mình và cho cả công ty”.
Bugatti: Truyền thống gia đình bắt đầu từ những năm 1947
Gia đình Brinkmann rất coi trọng truyền thống. Năm 1947, công ty quần áo của Đức – có tên đời đầu là Herford và đã đổi thành Bugatti Holding Brinkmann GmbH & Co. KG – đã được thành lập bởi Friedrich Wilhelm Brinkmann. Phương châm của người sáng lập là “Hành quân riêng, nhưng phải lập kế hoạch cùng nhau” và câu châm ngôn của ông được tiếp nối cho đến ngày nay qua thế hệ thứ hai và thứ ba. Năm 1986, hai anh em Wolfgang và Klaus Brinkmann tiếp quản quyền điều hành từ cha của họ là Friedrich Wilhelm, và kể từ năm 2015, họ đã điều hành công ty – bao gồm các thương hiệu Bugatti, Eduard Dressler, Wilvorst và Pikeur – cùng với các con trai của họ là Markus và Julius Brinkmann.
Markus Brinkmann và cha là Wolfgang phụ trách sản xuất, nhân sự, công nghệ thông tin, kiểm soát và tài chính, trong khi Julius và cha là Klaus Brinkmann chịu trách nhiệm bán hàng, chất lượng, quản lý sản phẩm và tiếp thị. Hai anh em họ Brinkmann đã bắt đầu làm việc cho công việc kinh doanh của gia đình và các thương hiệu của nó từ rất lâu trước khi họ lên đến đỉnh cao. Markus Brinkmann gia nhập công ty với tư cách là thực tập sinh vào năm 2009, khi anh mới 28 tuổi. Julius, kém anh họ ba tuổi, đã hoàn thành chương trình thực tập sinh tại Eduard Dressler ở Großostheim cùng năm đó. Cả hai đều là thành viên ban điều hành của Bugatti từ năm 2012.
Marta Ortega Pérez: Người thừa kế đế chế thời trang nhanh của gia đình
Marta Ortega Pérez đã làm việc tại Inditex trong 15 năm trước khi người phụ nữ 39 tuổi đảm nhận vị trí chủ tịch hội đồng quản trị của tập đoàn dệt may Tây Ban Nha vào tháng 4 năm ngoái. Đây là vị trí chính thức đầu tiên của cô tại Inditex.
Ngay cả khi không có chức danh chính thức, Ortega Pérez chính là người đã thay đổi đáng kể hình ảnh thương hiệu của Zara trong những năm gần đây. Dưới sự lãnh đạo của cô, các chiến dịch đã được phát triển với những nhà sáng tạo nổi tiếng đã mang đến cho chuỗi thời trang một nét chấm phá cao cấp, ngay cả trước khi bộ sưu tập “cao cấp” được giới thiệu.
“Tôi đã sống với công ty này từ thời thơ ấu (…)” – Ortega Pérez nói trong một tuyên bố do Inditex đưa ra vào tháng 11 năm 2021. “Tôi luôn nói rằng tôi sẽ cống hiến cuộc đời mình để xây dựng dựa trên di sản của cha mẹ tôi, nhìn về tương lai nhưng học hỏi từ quá khứ và phục vụ công ty, cổ đông và khách hàng của chúng tôi”.
Thành công được “gia đình bảo hộ”?
Đây chỉ là một đoạn trích của các CEO đặc biệt trẻ tuổi từ danh sách giám đốc điều hành của các đế chế thời trang nổi tiếng. Danh sách dài này vẫn còn có những thành viên gia đình của các hãng thời trang như Missoni hay Versace và các nhà tạo mẫu như Carine Roitfeld. Đôi khi, thế hệ tiếp theo có thể muốn tạo dựng con đường của riêng mình chứ không phải đều muốn nằm trong tầm kiểm soát của thế hệ trước.
Các thương hiệu như S.Oliver và Marc Cain đều đã từng thử vị trí điều hành cho những người tiềm năng dù không thuộc gia đình của họ. Đến cả những thương hiệu như Rottendorf và Bodelshausen, quyền lực giờ đây lại về tay những người sáng lập. Điều đó minh chứng cho việc kế vị không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ – dù là trong trao cho những người con trong gia đình hay những người bên ngoài.