Nghệ thuật / Nghệ sĩ

10 nữ nghệ sĩ tiên phong trong thực hành trường phái nghệ thuật tối giản

Aug 27, 2021 | By Trang Ps

Từ Mary Corse đến Carmen Herrera, LUXUO mời bạn đọc khám phá thực hành nghệ thuật theo trường phái tối giản của 10 nữ nghệ sĩ lừng danh trên thế giới. 

11 nữ nghệ sĩ tiên phong theo chủ nghĩa tối giản

Khi đề cập đến một trong những nhân vật tiên phong thúc đẩy chủ nghĩa tối giản trong thực hành nghệ thuật, bạn có thể lập tức nghĩ đến Frank Stella với những bức họa sọc đen độc đáo vào cuối những năm 1950, trong đó ông thay thế những đường nét cử chỉ bằng những dải sơn màu đen được kết xuất một cách có hệ thống.

Thế nhưng, cũng thời gian này, nghệ sĩ Cuba Carmen Herrera cũng đã tạo ra một loạt các tác phẩm theo phong cách tối giản riêng biệt. Vào năm 2016, Herrera từng phát biểu trên tờ Guardian: “Đàn ông thống trị mọi thứ, không riêng gì nghệ thuật!”

Và trong chủ nghĩa tối giản cũng vậy, ta không thể phủ nhận sự thống trị của nam giới, thậm chí có ít phụ nữ tham gia phong trào này hơn so với chủ nghĩa biểu hiện – trừu tượng.

Vào những năm 1960, đã có nhiều nghệ sĩ theo đuổi trường phái tối giản, nhưng phải đến triển lãm Primnary Structures vào năm 1966 tại Bảo tàng Do Thái ở New York, phong cách này mới được xác định là một hiện tượng phổ biến tại Mỹ. Trong sự kiện, chỉ ba nữ nghệ sĩ tham gia (và chỉ một trong số đó, là Anne Truitt, tiếp tục theo đuổi chủ nghĩa tối giản).

Dưới đây, hãy cùng chúng tôi điểm qua 11 nghệ sĩ đã có những đóng góp tiên phong cho phong trào tối giản trong suốt 50 năm qua.

1/ Mary Corse (1945)

Không có tiêu đề (Dòng Black Earth)

Mary Corse Untitled (Black Earth Series) , 1978 Almine Rech

Đến nay, Mary Corse vẫn kiên nhẫn theo đuổi trường phái tối giản. Bà từng được xếp chung với Larry Bell, Doug Wheeler và John McCracken, chỉ là không biết họ lẫn công việc của họ vào thời điểm ấy.

Corse sinh ra ở Berkerley, California và sống ở Los Angeles sau khi theo học tại UC Santa Barbara và Học viện Nghệ thuật Chouinard. Bà bị thu hút bởi những tấm vải đơn sắc trắng và cấu trúc hình hộp từ plexiglas và đèn huỳnh quang lần đầu tiên vào những năm 1960.

Không có tiêu đề (Dải bên trong màu trắng)

Mary Corse Untitled (White Inner Band), 2000 Peter Blake Gallery

Vào năm 1968, bà phát hiện những vi hạt thủy tinh, những hình cầu, lăng trụ nhỏ thường được gắn trên các con đường và biển báo giao thông với khả năng phản xạ vào ban đêm. Lấy cảm hứng từ hình ảnh này, bà bắt đầu đính những hạt cườm lên bề mặt sơn trên tấm canvas, nhằm thỏa mãn hiệu ứng thị giác khác nhau với ánh sáng.

Mặc dù những bề mặt lung linh này hơi “vượt” chủ nghĩa tối giản nhưng trên thực tế, chúng xuất hiện khá hạn chế, thường bao gồm những mô hình hình học giảm dần như sọc rộng. Khi xem những tác phẩm này từ các góc độ nhất định, ánh sáng dịch chuyển qua chúng và bề mặt của chúng dường như biến mất. Đó là hiệu ứng gây tò mò khi xem xét bức tranh thực tế. Cũng vì thế mà tác phẩm của Corse thường mang đến xúc cảm mạnh mẽ.

2/ Nasreen Mohamedi (1937 – 1990)

Untitled

Nasreen Mohamedi Untitled, ca. 1980 AkaraArt

Công việc của Mohamedi thể hiện một cách tiếp cận mới với chủ nghĩa tối giản, bất chấp sự liên kết của phong trào này với chủ nghĩa hiện đại của Mỹ.

Bà được biết đến nhiều hơn ở đất nước quê nhà Ấn Độ thông qua những cuộc triển lãm tại Met Breuer, và được mệnh danh là một trong những nghệ sĩ quan trọng nhất nổi lên ở Ấn sau độc lập. Bà đã thử nghiệm những bản vẽ trừu tượng với những đường thẳng/mặt phẳng/mạng lưới,… giao nhau.

Untitled

Nasreen Mohamedi Untitled, ca. 1980 AkaraArt

Lớn lên ở Ấn Độ, Mohamedi theo học tại Trường Nghệ thuật St. Martin danh tiếng ở London, nơi bà sinh sống trong khoảng 10 năm. Sau khi chuyển đến Paris, bà quay trở lại nước Ấn tham gia giảng dạy mỹ thuật ở đại học.

Điều khiến nhiều giám tuyển ngạc nhiên là vào thời của bà, các họa sĩ Nam Á chú tâm sáng tác những bức tranh tương hình, màu sắc sặc sỡ thì Mohamedi lại tập trung vào những bản vẽ với những đường nét tối giản, đơn sắc, trừu tượng kết hợp giữa mực, than chì, bột màu và màu nước. Đôi khi chúng gợi nhớ đến những bản phác thảo kiến trúc hay phong cảnh trừu tượng.

3/ Charlotte Posenenske (1930 – 1985)

Vierkantrohr (Square Tubes), Series D

Charlotte Posenenske Vierkantrohr (Square Tubes), Series D, 1967 Artists Space

Là một trong những nhân vật hàng đầu của nền nghệ thuật Đức trong những năm 1960, Posenenske coi nghệ thuật như một công cụ chuyển đổi xã hội và phê bình thể chế. Bà được biết đến nhiều nhất với series Square Tubes với cấu trúc như ống dẫn khí công nghiệp. Bà lựa chọn vật liệu tấm kim loại mạ kẽm và nắm bắt các dạng hình học mô-đun để thực hành tiếp cận theo phương thức tối giản.

Tuy nhiên, sau khi nhận ra những giới hạn của nghệ thuật trong việc ảnh hưởng đến sự thay đổi chính trị xã hội, vào năm 1968, bà đã ngừng sáng tác nghệ thuật để trở thành một nhà xã hội học.

4/ Carmen Herrera (1915)

Tondo: Black and White II

Carmen Herrera Tondo: Black and White II, 1959 El Museo del Barrio

Nghệ sĩ Cuba Carmen Herrera đã tổ chức triển lãm ở Paris vào những năm 1940 cùng với các nghệ sĩ nổi tiếng khác như Piet Mondrian trước khi theo học tại Liên đoàn Sinh viên Nghệ thuật tại New York và định cư lâu dài ở Manhatttan vào năm 1954. Kể từ đó, bà đã vẽ cũng như thực hành điêu khắc lên những bức tranh trừu tượng hình học sắc nét, mang đến cảm giác đổi mới và độc đáo.

Mặc dù tác phẩm của bà gắn liền với các nghệ sĩ trường phái Neo-Concrete nổi lên ở Mỹ Latinh sau chiến tranh, nhưng cách tiếp cận hình phẳng, sạch sẽ trong bảng màu hạn chế tươi sáng lại gần hơn với chủ nghĩa tối giản ở New York. Trong tháng này, một triển lãm của bà sẽ diễn ra tại bảo tàng New York.

5/ Agnes Martin (1912 – 2004)

Untitled #3

Agnes Martin Untitled #3, 1974 “Agnes Martin” at Tate Modern, London (2015)

Trước đó, Agnes Martin tiếp cận hội họa với những hình dạng sinh học và phong cách, thậm chí cả điêu khắc. Tuy nhiên, về sau, đường nét của bà trở nên tối giản hơn và nhạt màu hơn. Những lưới ô vuông với các đường lặp đi lặp lại là một trong những đặc trưng mỹ thuật của bà giai đoạn về sau này.

Night Sea

Agnes Martin Night Sea, 1963 San Francisco Museum of Modern Art (SFMOMA) Permanent collection

Một số chuyên gia cho rằng chính chứng bệnh tâm thần phân liệt đã khiến những giọng nói trong đầu của bà ấy ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách thực hành sáng tác. Bà tiếp tục vẽ những mạng lưới sọc tinh tế này cho đến khi qua đời. Một triển lãm sắp tới của bà sẽ mở rại Guggenheim New York vào tháng 10 này.

6/ Noemi Escandell (1942)

Diámetros

Noemi Escandell Diámetros, 1966 Henrique Faria | Buenos Aires

Những hình học mà Escandell vẽ không chỉ mang tính trừu tượng mà còn hàm nghĩa chính trị. Từ giữa đến cuối những năm 1960 ở Argentina, bà có dịp chứng kiến chế độ độc tài khét tiếng áp bức và bạo lực của Juan Carlos Ongania. Escandell gia nhập tổ chức chính trị cấp tiến mang tên Grupo de Arte Vanguardia ở Rosario, chống lại chế độ kiểm duyệt gắt gao cũng như cách đàn áp trí thức và ngược đãi công nhân nông thôn của nhà độc tài.

Vector

Noemi Escandell Vector, 1966 Henrique Faria | Buenos Aires

Tác phẩm của Escandell nổi bật với những hình học trừu tượng trên giấy hoặc từ gỗ. Bà không thể trưng bày công khai tác phẩm từ năm 1968 đến năm 1983, cho đến khi Argentina trở thành quốc gia dân chủ.

Trong triển lãm Other Primary Structures tại Bảo tàng Do Thái, bà đã tạo ra một phiên bản gỗ được sơn khổng lồ bao gồm các bức phác thảo Displacement 1967 của mình, một hình dạng X trải dài từ sàn đến trần nhà.

7/ Jo Baer (1929)

Untitled

Jo Baer Untitled, 1966-1974 Gagosian Gallery

Baer học tâm lý học tại New School for Social Research trước khi chuyển sang làm nghệ thuật toàn thời gian. Bà bắt đầu sáng tác theo trường phái chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng vào những năm 1950, cho đến khi tính tối giản được biểu hiện mạnh mẽ vào những năm 1960. Lúc này, những bức tranh của bà gây ấn tượng thị giác với những khoảng trống trung tâm được đóng khung bởi một dải chu vi đậm nét. Các tác phẩm của Baer không chỉ thu hút bởi sự trống rỗng mà còn ở cách tạo ra cuộc đối thoại giữa các không gian trên cùng một chủ đề.

8/ Anne Truitt (1921 – 2004)

Untitled

Anne Truitt Untitled, 1967 Charlotte Jackson Fine Art

Truitt là một trong ba phụ nữ duy nhất xuất hiện trong triển lãm Primary Structures ở Bảo tàng Do Thái vào năm 1966.

Lớn lên ở bờ biển phía đông Maryland, Truitt có bằng cử nhân tâm lý và làm việc như một ý tá cho Hội Chữ Thập Đỏ trước khi theo học trường nghệ thuật một thời gian ngắn. Dù không được đào tạo bài bản, nhưng bà đã thử nghiệm kiên nhẫn với đất sét, thạch cao và thép sau khi thấy tác phẩm của Barnett Newmann và những bức tranh toàn màu đen của Ad Reinhardt tại Guggenheim vào năm 1991. Cũng chính thử nghiệm ấy đã dẫn đến phong cách đặc trưng của bà: những cột hay tấm gỗ có viền vuông được sơn bằng acrylic mịn.

Kết hợp hội họa và điêu khắc, Truitt sử dụng màu sắc không chỉ để tạo ra hình thức và không gian mà còn để thu hút một cái gì đó trực quan hơn từ hoạt động nhìn ngắm nghệ thuật.

9/ Beverly Pepper (1922)

Medea

Beverly Pepper Medea, 2015 Marlborough Gallery

Là một trong số ít những nữ điêu khắc đã tạo ra hàng loạt tác phẩm bằng thép, đồng và đá hoành tráng, Pepper cũng nổi tiếng là mẹ đẻ của những tác phẩm trừu tượng dành riêng cho từng địa điểm trong suốt hơn năm thập kỷ qua. Những tác phẩm của bà chạm vào mối quan tâm của chủ nghĩa tối gian với những ý tưởng về khối lượng và khoảng không, sự vắng mặt và hiện diện.

10/ Edwina Leapman (1934)

Untitled

Edwina Leapman Untitled, 2012 Annely Juda Fine Art

Nghệ sĩ người Anh Leapman là một trong số nhiều những người bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng trong những năm 1950. Nhưng bà đã cân bằng phong trào này cùng với chủ nghĩa tối giản xuất hiện vào những năm 1960 – 1970.

Untitled

Edwina Leapman Untitled, ca. 1975 Annely Juda Fine Art

Kể từ năm 1960, bà đã phủ lên canvas những hình thù đơn giản nhưng có sức khêu gợi lớn như chữ trừu tượng, dệt thoi, hình học mờ,… Trong những tác phẩm gần đây, những vệt màu lặp đi lặp lại theo chiều ngang trên mặt mang đến hiệu ứng thú vị. Được biết, bà hành thiền trong khi vẽ, đây là một phần quan trọng trong thực hành sáng tạo của Leapman.

(Theo Artsy)


 
Back to top