Sống / Ecoxury

ECOXURY: Các thành phố châu Á ứng phó ra sao trong bối cảnh biến đổi khí hậu và đại dịch?

Apr 23, 2020 | By Trang Ps

Nhiệt độ tăng chóng mặt, mực nước biển dâng cao và các bệnh truyền nhiễm là ba trong nhiều mối đe dọa nghiêm trọng với các thành phố châu Á trong những năm tới. Các nhà quy hoạch đô thị và kiến trúc sư có quan điểm và giải pháp như thế nào để viễn cảnh tương lai thoát khỏi điều tồi tệ nhất?

Bằng chứng trong tương lai: Hình dung các thành phố châu Á trong một thế giới bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu

Thủ đô Jakarta của Indonesia là khu vực dễ bị tổn thương nhất mỗi mùa lũ lụt kéo đến. Vào ngày đầu tiên của năm nay, thành phố này chìm ngập trong gần nửa mét nước mưa. Hai con sông tràn bờ. Những đường cống không thể xử lý những trận mưa trút xuống nhanh và mạnh như vũ bão, lũ quét xé toạc toàn thành phố, 6 người đã thiệt mạng và 60.000 người bị buộc phải di dân.

Một tháng sau đó, Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý (Meteorology, Climatology and Geophysics Agency) của Indonesia tuyên bố: “Biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính gây ra thiên tai lũ lụt năm nay. Ngoài việc tăng cường lượng mưa và các điều kiện khắc nghiệt khác, nhiệt độ của Indonesia đã tăng đáng kể. Không còn nghi ngờ về việc lũ lụt sẽ xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn trong những năm tới.”

Cũng năm nay, Úc chìm trong bão lửa với hàng héc-ta rừng, đất nông nghiệp và nhà cửa bị tàn phá trầm trọng. Cách đó 7.809 km, Ấn Độ có mùa hè đạt sức nóng kỷ lục, với gần 50 độ C, đến nỗi các chuyên gia Viện Công nghệ Massachusetts cảnh báo rằng một phần đất nước sẽ khó hoặc không thể cư trú được nữa. Khi sức nóng cuối cùng qua đi, Delhi và các vùng đất khác của quốc gia bị phủ kín bởi sương khói độc hại cứ như thể đang sống và làm việc trong buồng khí đốt của nhà vua.

2020 đến với rất nhiều thảm họa và một trong số đó là đại dịch Covid-19 bắt nguồn từ Vũ Hán sau đó phát tán và lan rộng đến mọi châu lục, trừ Nam Cực. Dự đoán tương lai đang ngày càng trở nên khó khăn, nhưng hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á không biết làm gì để chuẩn bị cho những điều tồi tệ tiếp theo.

Hồng Kông đã được xây dựng để sống sót sau bão (Ảnh: Tổng quan sử dụng hình ảnh nguồn của Maxar Technologies 2020)

Hồng Kông đã được xây dựng hệ thống ngầm chứa nước để sống sót sau bão.

Ren Chao, Phó giáo sư tại Đại học Hồng Kông chuyên nghiên cứu về đô thị bền vững, cho biết: “Tôi nghĩ rằng chỉ những thành phố lớn và phát triển ở các nước châu Á mới có những sự chuẩn bị nhất định. Phần còn lại, đặc biệt là các nước kém phát triển với tốc độ đô thị hóa nhanh, lại mất cảnh giác trong việc đưa dự đoán và kế hoạch vào chương trình quản lý và phát triển thành phố. Hầu hết các thành phố châu Á bị sa lầy trong quán tính chính sách khi nói đến việc chống biến đổi khí hậu.”

Tuy nhiên, trong tương lai gần, sẽ có nhiều điều mà chúng ta cần hiểu rõ và thực hiện nhằm ngăn chặn những tai họa có thể ập đến bất cứ lúc nào.

Học cách sống với nước

Vào tháng 04/2019, chính phủ Indonesia đã đưa ra giải pháp đối với vấn đề lũ lụt kinh niên của Jakarta bằng cách xây dựng thành phố thủ đô mới trên bảo Borneo, với cam kết 40 tỷ USD để bảo lãnh khoảng 30 triệu người sống ở khu vực Jakarta.

Tại Bangkok – cũng là một thủ đô dễ bị tổn thương bởi lũ lụt – các kiến trúc sư đã nghĩ ra nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của quá nhiều nước. Điển hình như các kiến trúc sư ở Landprocess đã thiết kế công viên mới trong khuôn viên đại học Chulalongkorn với container ngầm rộng lớn có thể hút nước vào mùa mưa và tiết kiệm nước vào mùa khô, thời điểm Bangkok không có mưa trong vòng nhiều ngày.

Kotchakorn, nhà sáng lập Landprocess chia sẻ: “Khi còn nhỏ, tôi rất thích những cơn mưa. Đó là thời điểm lũ trẻ thường thả thuyền xuống lòng đường và sân nhà. Thế mà, tiếc thay, những gì từng là niềm vui thời thơ ấu đã trở thành thảm họa trong hôm nay.” Landprocess cũng thiết kế công viên tương tự ở những nơi khác tại Bangkok. Đó là sự chuẩn bị toàn diện trong kế hoạch phòng chống lụt bão trong tương lai.

Tại Thượng Hải, chính quyền địa phương đã xây dựng 520 km đường biển để bảo vệ người dân khỏi thảm họa nước biển dâng cao. Trong khi đó, thủ đô Tokyo nổi tiếng với hệ thống thoát nước tốt nhất thé giới. Vào năm 2006, thành phố này đã đưa kênh xả ngầm bên ngoài đô thị, bao gồm 6,3km đường hầm dẫn đến các khoang rộng lớn, giữ nước trước khi xả ra sông Edo với tốc độ 200 tấn/ngày.

Hàng thập kỷ nay, Hồng Kông cũng đầu tư vào mạng lưới thoát nước rộng lớn nhằm đối phó với lượng mưa dữ dội do áp thấp nhiệt đới gây ra, hoạt động song song với hệ thống bảo trì dốc rộng lớn. Khi dân số Hồng Kông bùng nổ và nhiều khu định cư đô thị bắt đầu lan tỏa lên núi trong những thập kỷ sau Chiến tranh thế giới thứ 2, những trận mưa lớn thường gây ra hàng loạt trận lở đất, quét sạch toàn bộ các ngôi làng, thậm chí là khối bê tông tưởng chừng vững chắc. Vụ sạt lở đường Po Shan năm 1972 là ví dụ điển hình. Điều đó dẫn đến phương án thiết kế hệ thống giám sát sườn dốc và gia cố chúng bằng bê tông và các vật liệu cần thiết. Ngày nay, sạt lở đất ở Hồng Kông xảy ra tương đối hiếm, ngay cả khi bão lũ mạnh mẽ và thường xuyên.

Vào năm 2015, chính quyền Trung Quốc đưa ra khái niệm “legal weight” (trọng lượng pháp lý), yêu cầu các thành phố hấp thu và tái sử dụng 70% nước mưa. Một thị trấn mới quy hoạch ở phía đông Thượng Hải được mệnh danh là mô hình đô thị sinh thái tương lai (sponge city), nổi bật với các vùng đất ngập nước để có thể trữ nước tự nhiên, thiết kế mái xanh (green roofs) và xây dựng vỉa hè có thể hút ẩm. Các biện pháp tương tự này có thể được tìm thấy trên khắp châu Á, bao gồm Singapore, nơi các kênh thoát nước bê tông đang được thay thế bởi các vật liệu tự nhiên.

Tokyo đặc biệt dễ bị thiên tai như bão và động đất (Ảnh: Tổng quan sử dụng hình ảnh nguồn của Maxar Technologies 2020)

Đánh bại cái nóng 

Nếu lũ lụt đang ngày càng trở thành vấn đề nan giải trên toàn thế giới, thì hạn hán hay nhiệt độ tăng vọt cũng đang khiến cuộc sống người dân rơi vào hoàn cảnh bế tắc.

Trái đất đang nóng lên với tốc độ chưa từng thấy. Băng tan ở hai cực, nước biển dâng cao, kéo theo sóng nhiệt cũng nóng hơn và dài hơn.

Tại Hồng Kông, Ren Chao là một trong những cá nhân/nhóm chịu trách nhiệm theo dõi sự nóng lên của toàn thành phố. Nghiên cứu tiết lộ rằng phát triển đô thị đã tạo ra các vi khí hậu, với một số khu vực nóng hơn nhiều so với các khu vực khác, do những tòa nhà cao tầng ngăn gió và bê tông tỏa nhiệt vào ban đêm. Cô cũng nghiên cứu thêm về tỷ lệ từ vong và bệnh tật liên quan đến nhiệt. Kết quả cho thấy, tình trạng sức khỏe của công dân bị ảnh hưởng liên tục bởi những ngày đêm nóng nực. Chắc chắn, hầu hết các thành phố mật độ cao ở châu Á đều hứng chịu hậu quả tương tự. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải thiết kế thành phố đúng cách và kiểm soát cẩn thận mật độ đô thi.

Không gian xanh vô cùng quan trọng, vì thảm thực vật giúp giảm thiểu tác động của các tòa nhá và bề mặt lát đá lưu trữ và giải phóng nhiệt. Thông gió cũng vậy. Năm ngoái, Ren và các nhà nghiên cứu đã hỗ trợ Hội đồng Công trình xanh Hồng Kông phát triển cuốn hướng dẫn về thiết kế nhạy cảm với khí hậu. Cô cũng đã làm việc với Bộ Tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc để phát triển các hướng dẫn mới cho phát triển đô thị nhằm tạo ra các thành phố mát mẻ và điều hòa hơn.

Living in a Log Home! – imagine your homes

Trong cái nóng ngột ngạt của Đông Nam Á, những ngôi nhà gỗ đang trở thành xu hướng thiết kế mới. Chúng có thể tránh lũ bằng thiết kế nâng cao lên khỏi mặt đất, vị trí cao, trần nhà cao và đảm bảo thông gió liên tục. Chẳng hạn như ngôi nhà Stiletto ở Malaysia, thể hiện biểu tượng truyền thống của người Mã Lai, được kết hợp với công nghệ hiện đại nhằm tạo ra không gian sống mát mẻ mà không cần điều hòa, ngoài ra còn có thể lưu trữ và tái sử dụng nước mưa. Tại Sydney, Courtyard House #65 sử dụng mái nhà di động nhằm tối ưu hóa thông gió và ánh sáng tự nhiên.

Thiết kế đô thị bền vững

Không khí trong lành và ánh sáng đóng vai trò quan trọng trong công tác ngăn ngừa dịch bệnh và thúc đẩy sự phát triển bền vững trong bối cảnh đô thị hóa nhanh. Như bạn cũng biết, dịch Sars bị lây lan bởi hệ thống ống nước lỗi trong khu nhà ở Amoy Gardens dày đặc tại Hồng Kông. Hơn một thế kỷ trước, điều kiện sống tồi tàn ở khu phố Tai Ping Shan đã đến đến sự bùng phát dịch hạch. Về sau, khu phố đó đã bị san bằng và xây dựng lại với những con đường rộng rãi và công viên công cộng.

Woven: Thành phố dệt carbon tối thiểu, năng lượng tái tạo, đời sống thượng lưu bền vững đầu tiên tại Nhật Bản

Thật khó để nói đến tác động lâu dài của dịch Covid-19 trên toàn cầu nói chung và châu Á nói riêng. Nhưng theo Ren Chao, quy hoạch và kiến trúc đô thị là nhân tố chính để ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Khi chúng ta phát triển thành phố, chúng ta cần xem xét các yếu tố tự nhiên như mặt trời, ánh sáng và gió. Thông gió tốt giúp ngăn ngừa tiếp xúc với các bệnh lây lan trong không khí.

Ý tưởng sống lành mạnh cho nhóm người cao tuổi

Các nước giàu có nhất châu Á đang đối mặt với tình trạng dân số già mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Trong đó, Nhật Bản đang dẫn đầu. Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi của quốc gia này ước tính có đến 40% dân số trên độ tuổi 65 vào năm 2040. Tỷ lệ này ở Trung Quốc rơi vào khoảng 35%.

Đáp ứng dân số già là một chủ đề xuyên suốt trong nhiều dự án của các nhà nghiên cứu. Họ sẽ xây dựng các không gian an toàn để người già có thể đi lại tự do. Tại Singapore, khái niệm trang trại tại nhà đã được thúc đẩy nhằm tạo ra những hoạt động sinh hoạt và làm việc lành mạnh cho cộng đồng hưu trí. Ý tưởng này góp phần cân bằng và bền vững hóa nhịp độ cuộc sống của các thế hệ.

asiatatler


 
Back to top